KTĐT - Hôm nay (9/7), hơn 739.000 thí sinh (TS) đăng ký dự thi khối B, C, D và các khối năng khiếu bước vào ngày thi đại học (ĐH) đầu tiên của đợt 2. Đợt thi này có nhiều khối thi với nhiều môn thi, nên các trường tăng cường siết chặt kỷ luật phòng thi.
Chú ý phát hiện thiết bị công nghệ cao
Với số lượng hồ sơ đăng ký dự thi gần gấp đôi đợt 1 với 11.462 hồ sơ, lại có đến 6 khối thi, nên ĐH Sư phạm Hà Nội đặc biệt chú trọng đến công tác giám sát trong phòng thi. Ông Nguyễn Văn Hiền - thành viên Ban Chỉ đạo tuyển sinh năm 2014 của trường cho hay, nhà trường tập huấn giám thị coi thi rất cẩn thận và chi tiết. Để tạo cho TS có tâm thế tốt nhất bước vào phòng thi, trong buổi làm thủ tục, các giám thị đều nhắc thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi. ''Đối với giám thị, việc khó nhất là phát hiện các thiết bị công nghệ cao. Để giải quyết vấn đề này, trường đề ra 3 bước để giám thị thực hiện. Bước thứ nhất, để ý TS có biểu hiện khả nghi thì quan sát kỹ. Bước hai, thấy khả nghi thì giám thị đến gần và kiểm tra lại giấy tờ. Bước ba, nhiều nghi ngờ thì giám thị báo cáo bộ phận chuyên môn để cuối giờ thi sẽ kiểm tra, nhằm tránh xáo trộn làm bài của các TS" - TS Nguyễn Văn Hiền thông tin thêm.
GS Trương Việt Bình - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền cho biết, trường có 37 phòng thi, tất cả đều được đặt camera giám sát. Hình ảnh trong camera sẽ được truyền về phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Học viện để theo dõi phát hiện các bất thường và tiêu cực trong phòng thi. Đồng thời, hệ thống camera được chiếu công khai ở tầng một để các TS có thể tố giác hành vi vi phạm.
Giảm tối đa giám thị sinh viên
Cũng như đợt thi thứ nhất, nhiều trường có số lượng TS đăng ký dự thi đông phải sử dụng giám thị là sinh viên (SV). Tất nhiên, công tác tập huấn coi thi cho đội ngũ này được tổ chức kỹ lưỡng hơn cán bộ giảng dạy. Ông Lê Quốc Hạnh - Ủy viên Thường trực Hội đồng thi ĐH Hà Nội cho biết, ngoài 2 điểm thi trong trường, ĐH Hà Nội có 2 điểm thi bên ngoài tại trường THCS Mỗ Lao và ĐH Công nghệ GTVT.
"Chúng tôi cố gắng điều giảng viên đi coi thi và chỉ sử dụng rất ít SV. SV đi coi thi thì rất nhiệt tình nhưng các em lại thiếu kinh nghiệm trong phòng thi" - ông Hạnh nói.Vì muốn có kỷ luật phòng thi nghiêm túc, đợt thi này, ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chỉ sử dụng 200 giám thị là SV coi thi. Tiêu chí tuyển chọn của trường là SV năm 3 có học lực khá, ưu tú, tham gia các hoạt động xã hội. Để công việc coi thi diễn ra nghiêm túc, trước ngày thi, trường tổ chức tập huấn riêng cho đội ngũ giám thị SV.
Cùng với huy động SV coi thi, đợt thi này có sự tham gia của SV tình nguyện hỗ trợ TS và người nhà TS trong việc đưa TS đến trường thi, hướng dẫn tìm phòng thi, cùng với lực lượng công an phân luồng giao thông trước và sau mỗi buổi thi kết thúc… Sáng 8/7, ghi nhận của phóng viên tại các điểm thi cho thấy, rất nhiều TS đến làm thủ tục dự thi muộn so với giờ quy định do mưa kéo dài làm tắc nghẽn cục bộ một số tuyến đường. Tuy nhiên, thời gian làm thủ tục kéo dài từ 8 giờ 30 - 10 giờ 30 nên không có trường hợp nào không được làm thủ tục. Trong ngày làm thủ tục, những sai sót về họ, tên, ngành, tên ngành, mã ngành, đối tượng ưu tiên đều đã được điều chỉnh kịp thời.
Với số lượng hồ sơ đăng ký dự thi gần gấp đôi đợt 1 với 11.462 hồ sơ, lại có đến 6 khối thi, nên ĐH Sư phạm Hà Nội đặc biệt chú trọng đến công tác giám sát trong phòng thi. Ông Nguyễn Văn Hiền - thành viên Ban Chỉ đạo tuyển sinh năm 2014 của trường cho hay, nhà trường tập huấn giám thị coi thi rất cẩn thận và chi tiết. Để tạo cho TS có tâm thế tốt nhất bước vào phòng thi, trong buổi làm thủ tục, các giám thị đều nhắc thí sinh không được mang tài liệu vào phòng thi. ''Đối với giám thị, việc khó nhất là phát hiện các thiết bị công nghệ cao. Để giải quyết vấn đề này, trường đề ra 3 bước để giám thị thực hiện. Bước thứ nhất, để ý TS có biểu hiện khả nghi thì quan sát kỹ. Bước hai, thấy khả nghi thì giám thị đến gần và kiểm tra lại giấy tờ. Bước ba, nhiều nghi ngờ thì giám thị báo cáo bộ phận chuyên môn để cuối giờ thi sẽ kiểm tra, nhằm tránh xáo trộn làm bài của các TS" - TS Nguyễn Văn Hiền thông tin thêm.
Phổ biến quy chế cho các thí sinh tại Hội đồng thi trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sáng 8/7. Ảnh: Quý Trung
Giảm tối đa giám thị sinh viên
Cũng như đợt thi thứ nhất, nhiều trường có số lượng TS đăng ký dự thi đông phải sử dụng giám thị là sinh viên (SV). Tất nhiên, công tác tập huấn coi thi cho đội ngũ này được tổ chức kỹ lưỡng hơn cán bộ giảng dạy. Ông Lê Quốc Hạnh - Ủy viên Thường trực Hội đồng thi ĐH Hà Nội cho biết, ngoài 2 điểm thi trong trường, ĐH Hà Nội có 2 điểm thi bên ngoài tại trường THCS Mỗ Lao và ĐH Công nghệ GTVT.
"Chúng tôi cố gắng điều giảng viên đi coi thi và chỉ sử dụng rất ít SV. SV đi coi thi thì rất nhiệt tình nhưng các em lại thiếu kinh nghiệm trong phòng thi" - ông Hạnh nói.Vì muốn có kỷ luật phòng thi nghiêm túc, đợt thi này, ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chỉ sử dụng 200 giám thị là SV coi thi. Tiêu chí tuyển chọn của trường là SV năm 3 có học lực khá, ưu tú, tham gia các hoạt động xã hội. Để công việc coi thi diễn ra nghiêm túc, trước ngày thi, trường tổ chức tập huấn riêng cho đội ngũ giám thị SV.
Cùng với huy động SV coi thi, đợt thi này có sự tham gia của SV tình nguyện hỗ trợ TS và người nhà TS trong việc đưa TS đến trường thi, hướng dẫn tìm phòng thi, cùng với lực lượng công an phân luồng giao thông trước và sau mỗi buổi thi kết thúc… Sáng 8/7, ghi nhận của phóng viên tại các điểm thi cho thấy, rất nhiều TS đến làm thủ tục dự thi muộn so với giờ quy định do mưa kéo dài làm tắc nghẽn cục bộ một số tuyến đường. Tuy nhiên, thời gian làm thủ tục kéo dài từ 8 giờ 30 - 10 giờ 30 nên không có trường hợp nào không được làm thủ tục. Trong ngày làm thủ tục, những sai sót về họ, tên, ngành, tên ngành, mã ngành, đối tượng ưu tiên đều đã được điều chỉnh kịp thời.
Ngày làm thủ tục dự thi ĐH đợt II khối B, C, D và các khối năng khiếu, cả nước có 575.188 TS đến làm thủ tục dự thi trên tổng số 761.753 TS đăng ký, đạt tỷ lệ 75,51%.
Đợt thi này cả nước có 141 trường tổ chức thi (ngang bằng đợt I) với 893 điểm thi và 22.152 phòng thi. Số cán bộ tham gia công tác tuyển sinh là 65.659 người. Lực lượng thanh niên, SV tình nguyện là 21.816 người; Cùng với đó là 32.261 suất ăn miễn phí và 45.550 chỗ ở miễn phí được hỗ trợ từ các tổ chức xã hội.
Đợt thi này cả nước có 141 trường tổ chức thi (ngang bằng đợt I) với 893 điểm thi và 22.152 phòng thi. Số cán bộ tham gia công tác tuyển sinh là 65.659 người. Lực lượng thanh niên, SV tình nguyện là 21.816 người; Cùng với đó là 32.261 suất ăn miễn phí và 45.550 chỗ ở miễn phí được hỗ trợ từ các tổ chức xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét