Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng trên Biển Đông khiến lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng giảm, nhưng với những gì đang diễn ra, các chuyên gia cho rằng có kỳ vọng mới đối với thị trường du lịch Đà Nẵng.
Giảm và tăng!
Cùng xu hướng với thị trường du lịch và khách sạn cả nước, thị trường du lịch tại Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng do những căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của CBRE, trong quý II/2014, Đà Nẵng đón hơn 1,035 triệu lượt khách du lịch với 177.616 lượt khách quốc tế. Trong khi số lượt khách trong nước ghi nhận tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái thì lượng khách quốc tế giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nếu so sánh tổng lượt khách đạt được trong nửa đầu năm 2013, cả hai phân khúc khách đều cho thấy xu hướng tăng với 17% cho mỗi phân khúc trong nửa đầu năm 2014.
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông khiến 14/15 đường bay Trung Quốc - Đà Nẵng ngừng hoạt động và lượt khách Trung Quốc đến Đà Nẵng giảm mạnh. Tổng lượt khách Trung Quốc đến Đà Nẵng trong nửa đầu năm 2014 chỉ đạt mức 50.000 khách và giảm 26,7% so với 68.226 lượt khách của cùng kỳ năm 2013.
Nhưng ngược lại, các thị trường khách khác vẫn cho thấy sự cải thiện ổn định. Đặc biệt, các chuyến bay của hãng hàng không đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia lại tăng lên. Cụ thể, Korean Air tăng từ 4 chuyến/tuần (năm 2013) lên 7 chuyến/tuần; đường bay trực tiếp Narita (Nhật Bản) - Đà Nẵng cũng được khai trương vào 16.7.2014 với 4 chuyến/tuần. Bên cạnh đó, đường bay trực tiếp từ Kuala Lumpur đi Đà Nẵng và ngược lại cũng sẽ được mở lại vào cuối tháng 8.2014 đã tạo ra sự kỳ vọng mới cho thị trường du lịch tại Đà Nẵng.
Kỳ vọng mới cho nhà đất du lịch Đà Nẵng
Trước sự thay đổi này, bà Dương Thùy Dung Dung - Phó Giám đốc, Trưởng Phòng Nghiên cứu và Tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam - nhận định: "Tín hiệu tích cực trong các đường bay quốc tế hứa hẹn một sự cải thiện trong phân khúc khách quốc tế đến Đà Nẵng giúp bù đắp việc sụt giảm của lượt khách Trung Quốc.
Trên một vài phương diện, việc giảm lượt khách Trung Quốc trong các tháng vừa qua có thể coi là một cơ hội tốt cho thị trường du lịch và khách sạn Đà Nẵng để chuyển hướng đến các thị trường du lịch khác trong khu vực và cũng để tăng cường kết nối với các thị trường truyền thống như Châu Âu, nước Mỹ và Australia để thị trường đa dạng hơn".
Để đáp ứng nhu cầu của du khách, trong giai đoạn từ giữa năm 2011 và năm 2014, Đà Nẵng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ nhất về nguồn cung đối với phân khúc khách sạn 4 sao khi một loạt các khách sạn tại khu vực trung tâm ra đời, như: Minh Toàn, Finger... Tính đến quý II/2014, nguồn cung phân khúc khách sạn 4 sao đã tăng gấp 4 lần so với năm 2011. Và vượt quá tổng nguồn cung phòng của phân khúc khách sạn 5 sao.
"Trong thời gian sắp đến, nguồn cung khách sạn ven biển sẽ dẫn đầu thị trường. Trong năm 2014 và 2015 có khoảng 1.698 phòng khách sạn ven biển sẽ ra đời so với khoảng 652 phòng khách sạn trong thành phố. Hầu hết các khách sạn mới mở đều thuộc phân khúc khách sạn 3 và 4 sao.
Tình hình hoạt động của các phân khúc có xu hướng khác nhau trong quý II/2014, nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, doanh thu phòng bình quân tại các khách sạn 4 và 5 sao ven biển giảm lần lượt là 5,4% và 19,8% do công suất phòng giảm tại những khách sạn có lượng khách lưu trú chủ yếu là khách Trung Quốc. Tuy nhiên, lượt khách du lịch nội địa lại tăng và cùng với việc tạo dựng tốt hình ảnh sau thời gian hoạt động, các khách sạn trong thành phố đã đạt được công suất phòng tăng cao hơn so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Vì vậy, doanh thu phòng bình quân tại các khách sạn phân khúc 4 và 5 sao tăng lần lượt là 9,1% và 25,4% so với cùng kỳ năm trước" - chuyên gia nghiên cứu của CBRE lạc quan.
Sự thay đổi trong cơ cấu khách du lịch từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 liệu có mang lại kỳ vọng mới cho thị trường nhà đất du lịch Đà Nẵng.
Cùng xu hướng với thị trường du lịch và khách sạn cả nước, thị trường du lịch tại Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng do những căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của CBRE, trong quý II/2014, Đà Nẵng đón hơn 1,035 triệu lượt khách du lịch với 177.616 lượt khách quốc tế. Trong khi số lượt khách trong nước ghi nhận tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái thì lượng khách quốc tế giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nếu so sánh tổng lượt khách đạt được trong nửa đầu năm 2013, cả hai phân khúc khách đều cho thấy xu hướng tăng với 17% cho mỗi phân khúc trong nửa đầu năm 2014.
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông khiến 14/15 đường bay Trung Quốc - Đà Nẵng ngừng hoạt động và lượt khách Trung Quốc đến Đà Nẵng giảm mạnh. Tổng lượt khách Trung Quốc đến Đà Nẵng trong nửa đầu năm 2014 chỉ đạt mức 50.000 khách và giảm 26,7% so với 68.226 lượt khách của cùng kỳ năm 2013.
Nhưng ngược lại, các thị trường khách khác vẫn cho thấy sự cải thiện ổn định. Đặc biệt, các chuyến bay của hãng hàng không đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia lại tăng lên. Cụ thể, Korean Air tăng từ 4 chuyến/tuần (năm 2013) lên 7 chuyến/tuần; đường bay trực tiếp Narita (Nhật Bản) - Đà Nẵng cũng được khai trương vào 16.7.2014 với 4 chuyến/tuần. Bên cạnh đó, đường bay trực tiếp từ Kuala Lumpur đi Đà Nẵng và ngược lại cũng sẽ được mở lại vào cuối tháng 8.2014 đã tạo ra sự kỳ vọng mới cho thị trường du lịch tại Đà Nẵng.
Kỳ vọng mới cho nhà đất du lịch Đà Nẵng
Trước sự thay đổi này, bà Dương Thùy Dung Dung - Phó Giám đốc, Trưởng Phòng Nghiên cứu và Tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam - nhận định: "Tín hiệu tích cực trong các đường bay quốc tế hứa hẹn một sự cải thiện trong phân khúc khách quốc tế đến Đà Nẵng giúp bù đắp việc sụt giảm của lượt khách Trung Quốc.
Trên một vài phương diện, việc giảm lượt khách Trung Quốc trong các tháng vừa qua có thể coi là một cơ hội tốt cho thị trường du lịch và khách sạn Đà Nẵng để chuyển hướng đến các thị trường du lịch khác trong khu vực và cũng để tăng cường kết nối với các thị trường truyền thống như Châu Âu, nước Mỹ và Australia để thị trường đa dạng hơn".
Để đáp ứng nhu cầu của du khách, trong giai đoạn từ giữa năm 2011 và năm 2014, Đà Nẵng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ nhất về nguồn cung đối với phân khúc khách sạn 4 sao khi một loạt các khách sạn tại khu vực trung tâm ra đời, như: Minh Toàn, Finger... Tính đến quý II/2014, nguồn cung phân khúc khách sạn 4 sao đã tăng gấp 4 lần so với năm 2011. Và vượt quá tổng nguồn cung phòng của phân khúc khách sạn 5 sao.
"Trong thời gian sắp đến, nguồn cung khách sạn ven biển sẽ dẫn đầu thị trường. Trong năm 2014 và 2015 có khoảng 1.698 phòng khách sạn ven biển sẽ ra đời so với khoảng 652 phòng khách sạn trong thành phố. Hầu hết các khách sạn mới mở đều thuộc phân khúc khách sạn 3 và 4 sao.
Tình hình hoạt động của các phân khúc có xu hướng khác nhau trong quý II/2014, nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, doanh thu phòng bình quân tại các khách sạn 4 và 5 sao ven biển giảm lần lượt là 5,4% và 19,8% do công suất phòng giảm tại những khách sạn có lượng khách lưu trú chủ yếu là khách Trung Quốc. Tuy nhiên, lượt khách du lịch nội địa lại tăng và cùng với việc tạo dựng tốt hình ảnh sau thời gian hoạt động, các khách sạn trong thành phố đã đạt được công suất phòng tăng cao hơn so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Vì vậy, doanh thu phòng bình quân tại các khách sạn phân khúc 4 và 5 sao tăng lần lượt là 9,1% và 25,4% so với cùng kỳ năm trước" - chuyên gia nghiên cứu của CBRE lạc quan.
Sự thay đổi trong cơ cấu khách du lịch từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 liệu có mang lại kỳ vọng mới cho thị trường nhà đất du lịch Đà Nẵng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét