Bảy tháng đầu năm, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm, đồng thời nhiều nhà đầu tư nội vẫn mở rộng danh mục dự án.
Đọc E-paper
Đầu tư vào Phú Quốc có thể được nhìn nhận ở hai giai đoạn. Trước năm 2008, hàng loạt nhà đầu tư (NĐT) lớn nhỏ đổ về hòn đảo này để "chia phần", nắm giữ những vị trí đắc địa dọc bờ biển để phát triển dự án.
Tuy nhiên, trong hơn hai năm trở lại đây, hàng chục dự án bất động sản (bất động sản) nghỉ dưỡng tại Phú Quốc đã bị thu hồi hoặc cảnh báo thu hồi do chậm triển khai, đáng kể như: dự án Bãi Dài Resort (do Starbay Holdings Ltd., doanh nghiệp con của Tập đoàn Millenium - Hồng Kông làm chủ đầu tư, với vốn đăng ký 1,6 tỷ USD); hay dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Ngọc Châu Á (vốn đầu tư khoảng 2 tỷ Euro, do Tập đoàn Trustee Suisse - Thụy Sỹ và Công ty Vinaconex R&D đề xuất)...
> Hàng ngàn tỷ đầu tư vào Phú Quốc
> Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Phú Quốc
> Vốn bất động sản: Tiền vào nhà khó
> Quản lý FDI: Phó thủ tướng sẽ chỉ đạo trực tiếp?
> Việt Nam trước làn sóng FDI đang trở lại
Trái ngược với sự ra đi của nhiều nhà đầu tư trong đợt đầu tiên, gần đây, hàng tỷ đồng đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đổ vào Phú Quốc để đón những chính sách ưu đãi từ đặc khu kinh tế. Đáng chú ý là cuộc "Nam tiến" của các nhà phát triển bất động sản phía Bắc.
Điển hình như trường hợp của Tập đoàn Vingroup, song song với việc triển khai dự án khu đô thị Vinhomes Tân Cảng tại TP.HCM, khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Phú Quốc (Bãi Dài), có quy mô hơn 300ha, với tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng cũng là dự án trọng điểm của Tập đoàn trong năm nay.
Bên cạnh Vingroup, Công ty CP Đầu tư Phát triển Syrena Viêt Nam (thành viên BIM Group) cũng vừa triển khai xây khách sạn tiêu chuẩn 5 sao mang thương hiệu Crowne Plaza nằm trong khu tổ hợp nghỉ dưỡng, thư giãn với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Hiện, dự án đã khởi công xây dựng phần móng và dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2015.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phú Quốc (thành viên của CEO Group) đã ký kết với nhà điều hành khách sạn Accor để quản lý và vận hành khách sạn Novotel Phú Quốc tại Bãi Trường, với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Dự kiến, công trình này sẽ khai thác vào cuối năm 2015.
Song song với các tập đoàn lớn, một số nhà đầu tư đến từ TP.HCM cũng bắt tay triển khai các khu nghỉ dưỡng. Theo đó, sau khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 khu nghỉ dưỡng Eden Resort với khách sạn tiêu chuẩn 4 sao 64 phòng vào năm 2010, Eden Group đang triển khai tiếp giai đoạn 2 với khách sạn 60 phòng.
Trong khi, Công ty CP Du lịch Hòa Bình Việt Nam (Pace Tour) vừa khởi động xây dựng khu nghỉ dưỡng 5 sao Hòa Bình tại Bãi Trường với tổng vốn hơn 1.000 tỷ. Đây là dự án thứ hai của Pace Tour tại Phú Quốc, năm 2011, doanh nghiệp này đã đưa khách sạn tiêu chuẩn 4 sao 150 phòng vào khai thác.
Làn sóng đầu tư vào Phú Quốc hiện nay không chỉ đơn thuần là tận dụng chính sách ưu đãi của "đặc khu kinh tế" mà còn đón đầu lượng khách du lịch đổ dồn về đây trong tương lai. Theo bà Lê Thị Như Hà, Phó tổng giám đốc Peace Tour, tính từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch (quốc tế lẫn nội địa) đặt tour đi Phú Quốc qua Công ty đã tăng 40% so với cùng kỳ 2013, dự kiến, tỷ lệ này sẽ tăng trong những năm tiếp theo.
Gần đây, lượng khách quốc tế, trong đó có khách từ Đông Âu đã bắt đầu chọn Phú Quốc, thay vì những điểm đến quen thuộc như Mũi Né hay Nha Trang. Hồi đầu tháng 2, chuyến bay quốc tế đầu tiên chở 250 khách Nga cũng đã đến Phú Quốc thông qua hãng Pegas Touristik.
Tại buổi ký kết hợp tác với Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) hôm 28/7, ông Murat Agin, Đại diện trưởng của Pegas Touristik (Thổ Nhĩ Kỳ) tại Việt Nam cho biết, trong 3 năm qua, Pegas đã đưa khách du lịch đến 23 thị trường, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các quốc gia mà Pegas đưa khách đến.
Năm 2014, Pegas sẽ đưa 250.000 khách Nga đến Việt Nam. Đồng thời, trong thời gian tới, Pegas sẽ hợp tác với TTC để đưa khách đến các khách sạn, khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn này đầu tư ở Nha Trang và Phú Quốc. Hơn nữa, để giảm gánh nặng chi phí cho nhà đầu tư và tạo lợi thế cạnh tranh cho Phú Quốc, theo lộ trình đến năm 2015, giá điện nơi đây sẽ tiệm cận hoặc bằng với đất liền.
Không riêng gì Phú Quốc, tại TP.HCM, nhiều dự án bất động sản trong phân khúc bán lẻ, nhà ở cũng đã khởi động. Cụ thể, cùng với việc triển khai tuyến tàu điện ngầm số 1 (Metro số 1) Bến Thành - Suối Tiên, dự án có quy mô lớn nhất quận 2 hiện nay là khu phức hợp Metropolis Thảo Điền - gần kề tuyến Metro, dọc xa lộ Hà Nội của Bình Thiên An (chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương) cũng đang trong quá trình xây dựng phần móng.
Trong khi đó, vào đầu tháng 7/2014, trung tâm mua sắm - thư giãn lớn nhất quận 7 là SC VivoCity (liên doanh giữa Tập đoàn Mapletree, Singapore và SCID, Việt Nam) đã công bố hơn 50% diện tích cho thuê của trung tâm này có khách thuê và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý II/2015.
Đại diện Mapletree tại Việt Nam cho biết, hiện Tập đoàn đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào thị trường Việt Nam (Bình Dương, Hà Nội, TP.HCM) và SC VivoCity là một trong 6 trung tâm thương mại mà Mapletree đầu tư ở châu Á (đến năm 2015), Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng để Mapletree đầu tư dài hạn, nếu tình hình thị trường tiếp tục ổn định, Mapletree sẽ cùng SCID sớm khởi động trung tâm thương mại thứ hai tại TP.HCM (quận 2).
Theo ông Trương An Dương, Trưởng bộ phận Nghiên cứu của Savills Việt Nam, bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục là mảng được các nhà đầu tư ngoại săn đón và không ngại đổ vốn vào phát triển dự án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét