Thằn lằn có một khả năng rất đặc biệt đó là có thể tự tái tạo lại các chi. Chúng chạy trốn kẻ thù bằng cách tự ngắt bỏ đuôi của mình để gây sự chú ý sau đó tự tái tạo lại đuôi trong vài tháng. Và theo các nhà khoa học, con người cũng sẽ sớm có khả năng này.
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học bang Arizona (Mỹ) đã phát hiện ra "công thức" gen tái tạo chi ở thằn lằn. Nhóm nghiên cứu đang kiểm tra những gen kích hoạt quá trình tái tạo đuôi thằn lằn để một ngày nào đó có thể tích hợp khả năng tái tạo vào gen của con người.
Kenro Kusumi, một giáo sư khoa học đời sống tại Đại học bang Arizona, trường nhóm nghiên cứu cho rằng con người sẽ sớm có khả năng tái tạo chi khi tìm thấy sự cân bằng. "Thằn lằn về cơ bản có bộ gen tương tự con người. Thằn lằn là động vật liên quan chặt chẽ nhất với con người có khả năng tự tái tạo chi. Chúng tôi phát hiện ra rằng, thằn lằn kích hoạt ít nhất 326 gen ở các khu vực cụ thể có liên quan tới quá trình tái tạo đuôi, bao gồm cả những gen liên quan tới phát triển phôi, phản ứng với các tín hiệu nội tiết và tự làm lành vết thương.
Sử dụng những công nghệ tiên tiến để giả mã tất cả các gen tham gia quá trình tái tạo, chúng tôi đã khám phá ra những bí ẩn trên những gen cần thiết cho quá trình tái tạo đuôi thằn lằn và sau đó khai thác những gen tương tự trong tế bào của con người, trong tương lai con người có thể tái tạo sụn, cơ hoặc dây cột sống mới."
Đồng tác giả của nghiên cứu, bà Jeanne Wilson-Rawls, chia sẻ rằng nhóm của ông đã phát hiện ra những điểm mấu chốt trong quá trình tái tạo. "Chúng tôi đã xác định được một loại tế bào đóng vai trò quan trọng với quá trình tái tạo mô", bà nói. "Cũng giống như ở chuột và người, thằn lằn có các tế bào vệ tinh có thể phát triển và sinh trưởng thành cơ xương cũng như các mô khác".
Hoàng Kỷ
Theo SlashGear
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét