Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Diễn biến mới nhất liên quan đến vụ "nhân bản" xét nghiệm

(GĐVN) Một thời gian dài, dư luận không khỏi giật mình lo lắng sau khi vụ "nhân bản" xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) được tố cáo. Nhưng cáo trạng vừa được hoàn tất của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội cho thấy sự việc thực tế không như tố cáo ban đầu.

Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức - Hà Nội

Bản cáo trạng số 49/ CT- VKS- P1B của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hà Nội, ngày 15/1 cho hay, thực tế có trên 1.500 kết quả xét nghiệm huyết học trùng. Trong đó chỉ có 789 kết quả được đưa vào thống kê thanh toán bảo hiểm y tế và thu trực tiếp của bệnh nhân (không có bảo hiểm y tế) là 16.569.000 đồng. Số tiền này được đưa về bệnh viện và và được chia vào khoản tiền hỗ trợ tăng thêm cho tất cả cán bộ, nhân viên trong bệnh viện.

Kết luận của cơ quan điều tra cũng khẳng định việc "nhân bản" này là để trả cho bệnh nhân ngoại trú hoặc cho nhân viên các khoa khác với mục đích là để khoa xét nghiệm và các khoa khác đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế, không có hậu quả về sức khỏe, tính mạng con người trong vụ việc trên.

Như vậy là khác xa với những tố cáo ban đầu và những thông tin đồn thổi về việc bệnh viện vứt bỏ mẫu máu của bệnh nhân, dùng kết quả nhân bản trả cho bệnh nhân để điều trị, bằng việc ăn bớt này đã thu lợi bất chính hàng tỉ đồng. Những đồn đoán trên đã một thời gian dài khiến dư luận thực sự hoang mang lo lắng.

Ngày 20/1, tiếp xúc với phóng viên, nhiều cán bộ, nhân viên tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (xin được giấu tên) và người dân tại thị trấn Trạm Trôi, các xã lân cận huyện Hoài Đức đều bày tỏ thực tế đúng như bản kết luận điều tra, cáo trạng đã nêu. Khi được hỏi người dân đều cho biết họ không bất ngờ với kết luận điều tra bởi vì họ tin tưởng rằng dù y đức xuống cấp thế nào thì bác sỹ cũng không thể ngụy tạo kết quả xét nghiệm máu dùng để điều trị cho bệnh nhân, vì khi đó cái giá phải trả là tính mạng của người bệnh. Người dân ở đây đặt vấn đề nghi ngờ về động cơ của việc tố cáo và những thông tin đồn thổi ban đầu. Nhất là bà Nguyệt, bà Phan Thị Oanh lại là những người đã từng tham gia vào việc "nhân bản" được cơ quan điều tra xác định.

Việc không khởi tố đối với bà Nguyệt và mới đây VKS Hà Nội có quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can Phan Thị Oanh vì... đã có công tố cáo khiến người dân ở đây nghi ngờ. Khi được hỏi, người dân đều bày tỏ quan điểm: Vụ việc này có dấu hiệu đấu đá nội bộ, cần phải làm rõ động cơ thực sự của những người tố cáo. Hơn nữa, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc thưởng phạt là hai vấn đề tách biệt. Không có lý do gì mà cùng vi phạm như nhau, nhưng người thì bị xử lý, người thì thoát tội, như vậy là thiếu sự công bằng trước pháp luật.

Nguyên giám đốc bệnh viện làm gì sau khi bị khởi tố?

Ngày 20/1 Chúng tôi đã về xóm ngã tư, xã Sơn Đồng, Hoài Đức, nơi cư trú của ông Liêm để tìm hiểu sự việc. Khi được hỏi về ông Liêm, chị chủ quán nước chè cách nhà ông Liêm hơn chục mét nói: "Tôi không biết kết luận điều tra nói thế nào, nhưng ở đây vợ chồng ông ấy là người tốt, cả vợ và chồng đều là trí thức cả, họ sống hòa nhã và tham gia các công việc của xóm rất nhiệt tình, không có điều tiếng gì. Người dân vẫn qua lại hiệu thuốc nhỏ mở ngay trong nhà của ông Liêm để mua thuốc mỗi khi ốm đau". Theo ông Trần Quang Trọng- xóm trưởng xóm ngã tư thì vợ chồng ông Liêm vốn có lối sống hòa đồng với xóm làng, luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của địa phương. "Từ ngày được cho là liên quan đến vụ việc, anh Liêm có thâm trầm hơn. Thực ra không cần phải đợi kết luận điều tra, cáo trạng người dân chúng tôi ở đây cũng đã biết trước được sự việc rồi, nó không nghiêm trọng như những gì đã ầm ĩ"- ông Trọng nói.

Ông Nguyễn Trí Liêm

Được biết, theo kết luận điều tra thì ông Liêm không thừa nhận đã chỉ đạo tăng cường các xét nghiệm đối với bệnh nhân cận lâm sàng để đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế. Nhưng cơ quan điều tra cho rằng lời khai của bà Nguyễn Thị Nhiên- nguyên Phó Giám đốc bệnh viện, Nguyễn Văn Mạnh nhân viên bệnh viện... đủ căn cứ để kết luận ông Liêm là người chỉ đạo việc tăng cường các xét nghiệm và là người trực tiếp ký duyệt các chứng từ và quyết toán bảo hiểm y tế. Ông Liêm và bà Nhiên là nguyên nhân dẫn đến các sai phạm của các cán bộ, nhân viên khoa xét nghiệm, gây hậu quả, dư luận xấu trong xã hội. Kết luận điều tra cũng nhận định rằng ông Liêm và bà Nhiên đã hướng dẫn và chỉ đạo cán bộ cấp dưới về cách thức khai báo nhằm đối phó với cơ quan điều tra... từ đó có đủ căn cứ, yếu tố cấu thành tội: Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Về những nhận định này, ông Liêm khẳng định là không khách quan, thiếu căn cứ vì "Qua các cuộc họp và giao ban hàng ngày, và qua báo cáo các đợt kiểm tra của đoàn kiểm tra tôi không được nghe bất kỳ ai phản ánh (trước ngày 21/5/2013)"- ông Liêm viết trong đơn khiếu nại gửi Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội. Với lời khai của nhân viên Nguyễn Văn Mạnh về việc "lấy kết quả xét nghiệm trùng, không có bệnh phẩm xét nghiệm... tăng thu nhập cho bệnh viện là chủ trương ban giám đốc" theo ông Liêm là không đúng sự thực và không có căn cứ, rằng cá nhân ông không có chủ trương này và cũng không hướng dẫn việc khai báo của bất kỳ ai với cơ quan điều tra và đề nghị vấn đề liên quan đến trách nhiệm của ông phải được làm rõ một cách khách quan.

Viết Lãm

Từ khoá: người dân giám đốc bệnh viện nhân viên thanh toán pháp luật bảo hiểm kết quả bão bệnh nhân thanh toán bảo hiểm không có bảo hiểm

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Vietnam Airlines ký hợp đồng bảo hiểm cho toàn bộ 82 máy bay

Dân Việt >

Kinh tế

Vietnam Airlines ký hợp đồng bảo hiểm cho toàn bộ 82 máy bay

4524

Dân Việt - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCT HKVN) vừa ký "Hợp đồng Bảo hiểm Hàng không năm 2014" với Tổ hợp nhà bảo hiểm gốc gồm: Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), Công ty CP Bảo hiểm Hàng không Việt Nam (VNI) và Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bảo Việt.

Theo đó, các nhà bảo hiểm sẽ cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng không cho toàn bộ đội máy bay gồm 82 chiếc của Vietnam Airlines.

Hợp đồng này sẽ cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm hàng không theo thông lệ quốc tế và các quy định liên quan nhằm đảm bảo an toàn cho các máy bay của Vietnam Airlines trong quá trình hoạt động trên phạm vi toàn thế giới bao gồm: các loại bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm trách nhiệm nhà chuyên chở, bảo hiểm rủi ro chiến tranh...

Ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc TCT HKVN cho biết:

"Việc ký kết "Hợp đồng bảo hiểm Hàng không" năm 2014 với Tổ hợp các nhà bảo hiểm gốc tiếp tục là sự khẳng định chất lượng, mức độ an toàn và trình độ khai thác của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

Cùng với Công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI), Bảo hiểm Bảo Việt là các nhà bảo hiểm gốc của Vietnam Airlines trong nhiều năm qua, sự tham gia của Công ty Bảo hiểm PVI năm nay sẽ giúp gia tăng năng lực cung cấp dịch vụ của tổ hợp các nhà bảo hiểm gốc, đặc biệt tăng cường khả năng và mức độ bồi thường khẩn cấp cho khách hàng của Vietnam Airlines."

"Đối với Tổng Công ty Bảo hiểm PVI, việc ký kết hợp đồng ngày hôm nay đã đánh dấu một bước phát triển mới của Bảo hiểm PVI trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không nói chung và bảo hiểm hàng không dân dụng nói riêng. Hợp đồng bảo hiểm này giúp Bảo hiểm PVI tiếp tục duy trì vị trí số một trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp tại thị trường bảo hiểm Việt Nam." - Ông Trương Quốc Lâm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm PVI cho biết.

Trong quá trình phát triển với mục tiêu trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu khu vực, bên cạnh việc tập trung đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội bay, Vietnam Airlines còn đặc biệt chú trọng vào lĩnh vực bảo hiểm hàng không nhằm đảm bảo an toàn khai thác và mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Với sự bảo lãnh của 3 công ty bảo hiểm có uy tín trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, khách hàng sẽ có thêm lý do để tin tưởng lựa chọn Vietnam Airlines.

Từ khoá: khách hàng cung cấp dịch vụ bảo hiểm công ty bảo hiểm pvi bảo hiểm trách nhiệm công ty bảo hiểm nhà bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm thân máy bay loại hình bảo hiểm công ty bảo hiểm dầu khí việt nam dầu khí việt nam vụ bảo hiểm phát triển pvi bảo hiểm dầu khí bảo hiểm hàng không tổng công ty bảo hiểm pvi thị trường bảo hiểm bão hợp đồng gia công ty bảo hiểm hàng không việt nam công ty hàng không thị trường bảo hiểm việt nam công ty bảo hiểm dầu khí dịch vụ bảo hiểm bảo hiểm gốc lĩnh vực bảo hiểm đồng bảo hiểm bảo hiểm bảo việt bảo hiểm bảo hiểm dầu khí việt nam bảo hiểm pvi công ty máy bay cung cấp bảo hiểm rủi ro tổng giám đốc hàng không an toàn

VN-Index hướng mốc 550 điểm

(DĐDN) - Tiếp đà tích cực của các phiên giao dịch trong tuần, sáng nay (17/1), dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường, khiến chỉ số VN-Index được đẩy lên cao. Tại thời điểm 9h30 chỉ số VN-Index đã tăng 4,87 điểm lên 538,41 điểm.

Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng mạnh 3,27 điểm (+0,61%) lên 536,81 điểm. Thạnh khoản tương tự phiên trước với hơn 2 triệu đơn vị được giao dịch, giá trị 48,74 tỷ đồng.

Cụ thể, HPG tăng 1.400 đồng và lên 48.900 đồng/cp, HAG tăng 500 đồng, HSG tăng 600 đồng, MSN tăng 2.000 đồng, VIC, BMP, PVD, FPT tăng 1.000 đồng, SSI tăng 400 đồng, BVH tăng 1.500 đồng. Trong khi đó, các mã đầu cơ như FLC, HQC, HAR, MCG ...chưa có nhiều biến động. KBC hiện tại vẫn trầm lắng, chỉ có ITA còn "rục rịch". Một số mã công bố kết quả kinh doanh tốt vừa qua như SAM, TCM ... được giao dịch khá.

Trên HNX cũng có được sắc xanh từ đầu phiên. VCS tăng 1.100 đồng, nhóm cổ phiếu đầu khí tiếp tục bứt phá, PVE tăng 400 đồng, PGS tăng 100 đồng, PVS, PVA giảm nhẹ 100 đồng, PVI tăng 500 đồng. Các mã gây chú ý như PVX, SHN hay GGG đều đã quay đầu xuống dưới tham chiếu, lực xả khá mạnh.

Tại thời điểm 10h52, VN-Index tạm đứng ở 542,72 điểm, tăng 9,18 điểm (+1,72%). Còn HNX-Index tạm đứng tại 73,18 điểm, tăng 0,1 điểm (+0,14%). Thanh khoản cả 2 sàn ở mức trung bình.

Trước tình hình trên, VCBS cho biết, thời điểm nghỉ Tết đang đến gần và lực cầu vào thị trường, đặc biệt là lực cầu từ các nhà đầu tư trong nước, có thể sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều từ tâm lý nghỉ ngơi. Do đó, rủi ro thị trường có thể xảy ra các phiên điều chỉnh khi các cổ phiếu tăng đến ngưỡng kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư là đáng để cân nhắc trong ngắn hạn. VCBS khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua thêm các cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua.

T.Hợp

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: cổ phiếu thị trường

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

VNR, SCR, HDO: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

Tổng hợp thông tin giao dịch cổ phiếu trong ngày trên HNX, HSX.

Tin mới

Vụ xô xát tại Samsung Thái Nguyên: Bơ vơ những công nhân công trường Vụ xô xát tại Samsung Thái Nguyên: Bơ vơ những công nhân công trường

Vinacomin lãi 3.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch 20%Vinacomin lãi 3.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch 20%

Nguyễn Ngọc Mỹ - ái nữ của Alphanam: 22 tuổi và ý tưởng kinh doanh rạp chiếu phimNguyễn Ngọc Mỹ - ái nữ của Alphanam: 22 tuổi và ý tưởng kinh doanh rạp chiếu phim

Tổng hợp thông tin giao dịch cổ phiếu trong ngày trên HNX, HSX.

Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR):Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã mua 97.800 CP nâng lượng CP nắm giữ từ 9.153.600 CP (tỷ lệ 9,08%) lên 9.251.400 CP (tỷ lệ 9,18%). Gioa dịch thực hiện ngày 08/01/2014.  

Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR):Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Thuận Thiên đã mua 1.358.200 CP, đã bán 568.200 CP nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 17.422.779 CP (tỷ lệ 11,6%) lên 18.212.779 CP (tỷ lệ 12,13%). Giao dịch làm thay đổi sở hữu thực hiện ngày 10/01/2014.

Công ty Cổ phần Hưng Đạo Container (HDO):JUN TAKAGI đã bán 200.000 CP giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 822.800 CP (tỷ lệ 5,55%) còn 622.800 CP (tỷ lệ 4,2%). Ngày không còn là cổ đông lớn: 09/01/2014. 

Thanh Hiên

Theo Trí Thức Trẻ/HSX/HNX

Từ khoá: công ty tái bảo hiểm cổ phần cổ phiếu tập đoàn bảo việt công ty cổ phần

Những đột phá cần có về tín dụng bảo hiểm nông nghiệp

TS. Nguyễn Minh Phong (Theo Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm)

(Tài chính) Đẩy mạnh cho vay tín dụng nông nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng trở thành xu hướng và nhiệm vụ chung cho toàn ngành ngân hàng, cũng như cho mỗi ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, quá trình này, bên cạnh những kỳ vọng lớn lao, cũng có không ít trở ngại không dễ vượt qua. Để phát triển mạnh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp rất cần động lực mới, có tính đột phá được cộng hưởng bởi sự nhận thức thấu đáo và các giải pháp thích ứng từ nhiều phía...

Những đột phá cần có về tín dụng bảo hiểm nông nghiệp

Cho vay tín dụng nông nghiệp ngày càng trở thành xu hướng và nhiệm vụ chung cho toàn ngành ngân hàng. Nguồn: internet

Chính sách và thực tế tín dụng cho nông nghiệp

Gần 10 năm trở lại đây, nông nghiệp Việt Nam có những bước phát triển đột phá và đồng thời cũng có nhu cầu ngày càng lớn về tín dụng để từng bước chuyển đổi có cấu và tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, tiêu biểu là Nghị quyết 26 của Trung Ương về chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (dưới đây gọi chung là nông nghiệp).

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản để hướng tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, kể cả quy định "áp sàn" dư nợ tín dụng nông nghiệp phải bảo đảm không thấp hơn 20% tổng dư nợ tín dụng hàng năm của các NHTM. Đặc biệt, từ đầu năm 2013, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01 và 02, NHNN đã xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu là những trụ cột chính trong chính sách tín dụng, nên đã có những điều chỉnh tương đối đột phá.

Chẳng hạn, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch với nông thủy sản; giảm lãi vay xuất khẩu gạo từ 10%/năm xuống 9%/năm (4/7/2013); gia hạn các khoản vay mua tạm trữ thóc gạo vụ đông xuân (24/6/2013); cho phép ngân hàng thương mại kéo dài thời gian cho vay tạm trữ thóc gạo hè thu 2013 đến hết ngày 15/8/2013; chỉ đạo 5 NHTM nhà nước chi phối vốn phải giảm lãi suất tiền vay với nợ cũ, giãn nợ tối đa 24 tháng, cho vay nợ mới lãi suất 9%/năm đối với khách hàng là hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra và tôm xuất khẩu...

Nhờ đó, điều kiện và dư nợ tín dụng nông nghiệp được cải thiện khá rõ rệt trong thời gian gần đây. Theo NHNN, từ năm 2008 đến nay, hàng năm tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tăng trung bình khoảng 20%.  Năm 2012, tăng trưởng tín dụng chung tính đến ngày 31/12/2012 chỉ đạt khoảng 8,9%, thấp hơn nhiều so các năm trước đó; nhưng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp vẫn tăng 8%...

Cấu trúc tín dụng về kỳ hạn, loại tiền, ngành và lĩnh vực đang có xu hướng bền vững hơn so với vài năm về trước. Cụ thể, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn chiếm 54,44%, trung và dài hạn chiếm 45,56%, trong khi tỷ lệ này từ năm 2011 về trước xấp xỉ 70% và 30% - 35% (tùy thời điểm).

Xét về loại tiền, đối với tín dụng ngắn hạn, trong khi tín dụng VND tăng 7,46% thì tín dụng ngoại tệ lại giảm 13,05%; còn với tín dụng trung dài hạn, tín dụng VND tăng 10,27%, tín dụng ngoại tệ giảm 8,72%, trái ngược hoàn toàn với vài năm về trước.

Nhìn chung, sau 3 năm thực hiện Nghị định 41, tín dụng cho nông nghiệp tăng 2,1 lần, từ 292.000 tỷ đồng, lên xấp xỉ 622.000 tỷ đồng. Mức tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo cũng được nâng lên gấp 4-5 lần, từ dưới 10 triệu đồng đối với nông dân, 50 triệu đồng/trang trại và 100 đồng/hợp tác xã lên tương ứng 50-200-500 triệu đồng. Vốn tín dụng nông nghiệp chiếm trong tổng tín dụng của toàn ngành khoảng 18-19%, nếu cộng cả dư nợ của Ngân hàng Chính sách thì chiếm khoảng 20-22%, tương ứng với mức đóng góp cho GDP cả nước của ngành nông nghiệp.  

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank, hiện nay, tổng dư nợ của ngân hàng này khoảng 560.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 70% là dư nợ nông nghiệp. Nợ xấu trong lĩnh vực này luôn dưới 3%. Thời gian tới, Agribank tiễp tục huy động vốn ở tất cả các kênh trong nước và nước ngoài để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp ở mức hơn 12%, còn ở những địa bàn còn nhiều tiềm năng tăng khoảng 15%; tỷ trọng cho vay nông nghiệp sẽ đẩy lên hơn 70% tổng dư nợ cho vay. Các đối tượng sẽ được mở rộng cho vay là kinh tế hộ, các đối tượng theo Nghị định 41 của Chính phủ, đặc biệt chú ý các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Cùng với Agribank, nhiều ngân hàng khác cũng đang nỗ lực khơi thông nguồn tín dụng cho nông nghiệp, như Lienvietpostbank (có khoảng 60% cho vay nông nghiệp), như VietinBank, BIDV, Vietcombank, Ngân hàng Mekong.... Theo LienVietPostBank, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng tồn kho nhiều, nợ xấu tăng cao, thì đối tượng khách hàng nông nghiệp, nông thôn, nông dân là một kênh đầu tư an toàn, ổn định dù lợi nhuận có thể không bằng cho vay một số lĩnh vực khác. Cho vay lĩnh vực này thường là các món vay nhỏ lẻ nên ngân hàng cũng không phải lo nợ xấu.

Năm 2013, LienVietPostBank dự kiến tăng gấp hai lần nguồn tín dụng so năm ngoái để dành cho vay nông nghiệp (năm 2012 là khoảng 6.000 tỷ đồng). Ðồng thời, ngân hàng cũng xem xét nới lỏng điều kiện vay vốn đối với đối tượng này nhằm góp phần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Kết quả trên phản ánh nỗ lực của NHNN và các NHTM trong việc hướng dòng vốn đi vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách tín dụng cho lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi; đòi hỏi sự đột phá mới cả về cơ chế, chính sách và hướng dẫn triển khai.

Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ nông thôn Việt Nam (VARHS) 2006 - 2012, có 50% số hộ nông dân được khảo sát có vay nợ, 60% trong số đó ghi nhận có vay của ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô vay rất thấp, chỉ chiếm 13,6% trong tổng lượng vay.

Tín dụng cho nông nghiệp vẫn đối diện những khó khăn, như lãi vay còn cao, điều kiện tiếp cận khoản vay ngặt nghèo, doanh nghiệp và hộ vay bị kẹt tài sản bảo đảm ở ngân hàng do chưa tất toán nợ... và thậm chí là những vướng mắc do cơ chế chính sách liên ngành, tiêu biểu là:

Thứ nhất, theo Quyết định 63, 65 của Chính phủ, nếu nông dân mua máy móc có tỷ lệ nội địa hóa trên 60% thì mới được ngân hàng cấp khoản vay. Tuy nhiên, do máy móc nội địa chất lượng không đảm bảo, nông dân không muốn vay để mua, nên dư nợ cho vay đối với hạng mục này của toàn hệ thống mới chỉ dăm trăm tỷ đồng.

Thứ hai, thực tế cho thấy, các tố chức tín dụng huy động vốn tại địa bàn nông thôn chỉ đạt 60-70% nhu cầu nguồn lực dành cho nông nghiệp, nông thôn; còn muốn cho vay thêm phải sử dụng nguồn lực khác. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt để dành nguồn vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Các ngân hàng thì thanh khoản khá dồi dào, nhưng khó cho vay vì mắc cơ chế...

Chẳng hạn, theo quy chế ở một số ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn như Agribank chẳng hạn, nếu chi nhánh có nợ xấu từ 5% trở lên thì không được tăng dư nợ tín dụng và có thể bị lỗ nặng. Thực tế này diễn ra nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khi mà các hộ nuôi cá tra, ba sa, tôm hết sức khó khăn do cung vượt cầu, đầu ra chậm, thiếu nợ nên bị ngân hàng phong tỏa tài sản. Từ đó, nợ xấu ở các chi nhánh ngân hàng tăng và phạm vào quy chế nội bộ do hội sở ban hành.

Thứ ba, thực hiện cho vay theo Nghị định 41/2010/NÐ-CP chưa được đồng bộ giữa các cấp, các ngành, dẫn đến tại một số địa phương vẫn thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản khi thực hiện cho vay các đối tượng theo Nghị định 41.Việc thực hiện quy định về chứng từ chứng minh mục đích vay vốn gặp khó khăn do ít hộ thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, hoặc nộp thuế khoán nên không có hoặc không sử dụng hóa đơn theo quy định.

Ngoài ra, một số ý kiến khác cho rằng, mặc dù Nghị định 41 có quy định các tổ chức tín dụng được xem xét cho vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã. Song cũng tại Nghị định này lại có thêm quy định: Ðối với các đối tượng này phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy có thể hiểu rằng, Nghị định này vẫn chỉ áp dụng đối với những nông dân có ruộng đất hay nói cách khác là các nông dân có tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, việc uỷ thác vốn tín dụng qua Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... còn chưa được coi trọng. Theo Hội nông dân, hiện nay, tín dụng dành cho nông dân thông qua Hội Nông dân mới là 13.000 tỷ đồng, trong khi hộ nông dân trong cả nước là 14 triệu hộ, như vậy chưa đến 4% số hộ nông dân được vay vốn trong khi bình thường khoảng 50% hoặc hơn có nhu cầu vay vốn.

Thứ tư, các doanh nghiệp bảo hiểm không mặn mà với lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp vì nhiều yếu tố rủi ro từ điều kiện tự nhiên khách quan, (hạn hán thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh) và từ trình độ năng lực quản lý của chính hộ vay, cũng như vì còn chưa đủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho hoạt động này.

Thứ năm, chi phí hoạt động cao khi cho vay món nhỏ lẻ tín dụng cho nông nghiệp nếu không có số lượng chi nhánh rộng lớn một số các NHTM cũng ngại cho vay nông nghiệp, thường cho vay đoạn giữa và cuối là thu mua và chế biến sản phẩm.

Thứ sáu,doanh nghiệp trong nông nghiệp hoạt động sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm, thiếu tổ chức liên kết, đồng hành với nông dân; ít doanh nghiệp có đủ năng lực tổ chức toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm. Nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất thô, chỉ phù hợp với thị trường gần; khả năng tiếp cận thị trường và vượt qua những rào cản kỹ thuật ở các thị trườngở xa, tiềm năng lớn còn hạn chế.

Việt Nam đã xây dựng Đề án 80 về liên kết các nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), nhưng  chưa có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể để phát triển sự liên kết tạo cơ sở cho hoạt động tín dụng sẽ bền vững, thậm chí không cần thế chấp cho vay.

Thứ bảy, chính sách bảo hiểm nông nghiệp thiếu tổ chức thống nhất.

Việc thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp đã được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai đối với 20 tỉnh, cũng như 7 nhóm sản phẩm nông nghiệp kể cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...với giá trị được bảo hiểm trên 200.000 tỷ đồng, hỗ trợ kịp thời các hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định 35 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, đây là chính sách rất mới và khó, cả với nông dân, với tổ chức bảo hiểm và với cơ quan quản lý nhà nước, nên không tránh được bất cập, nhất là với bảo hiểm tôm nước lợ, là vấn đề rất nóng hiện nay. Hy vọng hết năm 2013, Chính phủ sẽ kết thúc thời gian bảo hiểm và đến 6/2014 tổ chức tổng kết, đánh giá và từ đó có giải pháp cho thời gian tới.

Những đột phá cần thiết để phát triển tín dụng nông nghiệp

Thực tế cho thấy, tiềm năng và vai trò của nông nghiệp là rất to lớn, cả hiện tại và tương lai. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá các kênh, sản phẩm dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp là điều kiện và là cơ hội mới cho cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp và ngân hàng, cũng như cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững.

Để tạo động lực mới cho tín dụng nông nghiệp thời gian tới, cần chú ý những đột phá sau:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý và xây dựng, quản lý ổn định các quy hoạch kinh doanh vùng nông nghiệp chuyên canh theo mô hình công nghiệp

Chính phủ đã chỉ đạo giữ ổn định 3,8 triệu ha trồng lúa và phát triển nông nghiệp theo huớng chuyên canh, sử dụng giống và công nghệ cao..., tuy nhiên, cần thể hiện chủ trương này trên thực tế bằng các quy hoạch có chất lượng khoa học và cơ sở pháp lý cao. Đồng thời, rà soát và hoàn thiện các luật chuyên ngành có liên quan (trong đó có luật Đất đai), nhằm tạo cơ sở pháp lý cần thiết hỗ trợ và thúc đẩy quá trình dồn điền-đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, hình thành những cánh đồng mẫu lớn, giá trị gia tăng cao theo mô hình kinh doanh tiên tiến, có sự kết hợp từ đầu và chặt chẽ giữa "các nhà"..., trong đó có các NHTM. Đây là điều kiện hàng đầu để mở rộng đối tượng cho vay không chỉ sản xuất, mà còn cả đối tượng chế biến, tiêu thụ; phát triển cho vay theo các chuỗi cung ứng và liên kết sản xuất-tiêu thụ trọn gói.

Chính quyền địa phương cần chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác quy hoạch phát triển các vùng, tiểu vùng chuyên canh, thâm canh nông nghiệp; tăng cường các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, về kinh tế nông thôn, về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa làm ra; Thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; lựa chọn những sản phẩm chủ lực có thế mạnh của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ và có thể tổ chức theo chuỗi giá trị; cho vay tín dụng cũng phải bám sát với tổ chức lại sản xuất thì mới hiệu quả.

Hơn nữa, trong chính sách tín dụng tới đây, ngoài chính sách chung thì phải có những chương trình riêng cho những sản phẩm chủ lực. Ví dụ như, cá tra, lúa gạo, cà phê, với mỗi đối tượng như vậy có cách khác nhau trong quá trình sản xuất cũng như thị trường thì chúng ta phải có chính sách riêng về tín dụng cho phù hợp. Như vậy, trong thời gian tới, các ngân hàng nên gia tăng vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh doanh có sự cộng tác và điều phối đa ngành trong các hợp tác xã hoặc cụm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng.

Song song đó, các địa phương cũng có thể nghiên cứu phát triển mô hình hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để cung ứng vốn, các dịch vụ ngân hàng cho nông dân, cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khép kín, gia tăng đồng bộ chuỗi giá trị trong nông nghiệp từ khâu sản xuất, gieo trồng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai,tháo gỡ các khó khăn, vuớng mắc,phát triển và đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp.

Trước hết, cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn để người dân không phải mất thời gian làm đi làm lại các thủ tục tín dung. Nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt điều kiện cho vay phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp; cải thiện điều kiện tiếp cận vốn, kể cả điều kiện về tài sản thế chấp...

Đặc biệt, cần đa dạng hoá đối tuợng và gói dịch vụ tín dụng nông nghiệp theo huớng mở rộng cho vay theo niên vụ cây trồng; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay tiêu dùng đối với hộ nông dân; chủ động điều chỉnh quy định để cơ chế tín dụng nông nghiệp theo Nghị định 41 lan tỏa đến hộ nông dân ở khu vực giáp ranh ven đô thị, mà hiện không được vay theo quy định của Nghị định này.

NHNN phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Bộ Tư pháp cần nhanh chóng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi những bất cập, vướng mắc trong Nghị định 41; có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn và lãi suất hợp lý với các tổ chức tín dụng (đặc biệt là đối với Agribank) để giúp hộ nông dân, các thành phần kinh tế hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý.

Cần có chương trình vay vốn ưu đãi dành riêng cho ngư dân với thủ tục rất đơn giản. NHNN và các NHTM, cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ liên quan cần chủ động xây dựng chương trình này và các chính sách tín dụng đặc thù  cho ngư dân. Chính phủ cũng có chính sách đóng tàu thí điểm, giao cho Agribank thực hiện thí điểm, nhưng cũng còn vướng mắc, vì dùng tín dụng thương mại cho hoạt động cần tín dụng chính sách

Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương cần khẩn trương nghiên cứu và phối hợp điều chỉnh lại quy định tháo gỡ vướng mắc về tỷ lệ nội địa máy móc 60% theo các Quyết định 63 và 65...

Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu cơ chế bảo lãnh tín dụng cho nông dân, thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng, thay vì phải cầm cố hay giao nộp sổ đỏ; đồng thời, nghiên cứu việc Chính phủ hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp cho nông dân; cấp bù lỗ và bảo hiểm lãi suất cho vay đối với tín dụng nông nghiệp. Điều này là cần thiết để ngân hàng thương mại sẵn sàng cho vay ổn định và lâu dài và nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.

Nói cách khác, thay vì hỗ trợ nông dân vay với lãi suất thấp, nên hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm rủi ro giá cả, do mất mùa, thiên tai, dịch hại cho các sản phẩm nông nghiệp. Có như thế, rủi ro trong hoạt động đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng sẽ giảm, thúc đẩy các tổ chức này mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vốn vào nông nghiệp, nông thôn. Cách làm này vừa tạo điều kiện phát triển thị trường bảo hiểm, vừa hỗ trợ thiết thực và đúng mục đích đối với nông dân.

Đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm mới là trọng tâm trong tái cấu trúc thị trường bảo hiểm thời gian tới. Thành công sẽ đến với doanh nghiệp nào có thể cung cấp được giải pháp thỏa mãn nhu cầu và đảm bảo được quyền lợi chính đáng của khách hàng; đội ngũ đại diện kinh doanh tư vấn được đúng sản phẩm đó theo nhu cầu, khả năng và mục đích của khách hàng.

Các doanh nghiệp bảo hiểm phải sớm khắc phục những tồn tại như: Số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy nhiều, song chưa đa dạng, nhiều mảng thị trường còn bỏ ngỏ hoặc chưa được quan tâm đúng mức; đồng thời, hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc, nhạy bén thích nghi với những biến động của môi trường pháp lý và kinh doanh, chủ động nghiên cứu đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng của khách hàng, như bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm vi mô phục vụ cho người có thu nhập thấp,...

Để các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, Bộ Tài chính nên quy định mức phí chuẩn trên cơ sở phân tích số liệu rủi ro lịch sử của những sản phẩm bảo hiểm phổ thông;  quy định cụ thể các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp bảo hiểm, tiến dần theo theo lệ quốc tế; trong đó, việc yêu cầu tách bạch các hoạt động cốt lõi cần phải làm sớm, tránh việc một cán bộ kinh doanh vừa tư vấn bán hàng, vừa đánh giá chấp nhận rủi ro, vừa xử lý bồi thường

Theo tinh thần Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và ngành bảo hiểm nêu trên, Bộ Tài chính cần có các quy định, tiêu chuẩn về an toàn tài chính rõ ràng và cao hơn để thị trường, khách hàng có thể tự khám "sức khỏe" các doanh nghiệp bảo hiểm, sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém; cần nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định tiêu chí đánh giá toàn diện rủi ro hoạt động kinh doanh, mức độ an toàn tài chính và công tác quản trị điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh đó, cần ban hành và tổ chức thực hiện các quy định chặt chẽ về vốn pháp định và các mức độ an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm; Củng cố, phát triển, kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, đa dạng hóa sở hữu nhằm hạn chế biểu hiện khép kín, độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm.

Yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo đến năm 2015 vốn của các tổ chức này góp tại doanh nghiệp bảo hiểm không quá 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm; Nâng cao mức độ an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động đầu tư, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng vốn, bảo đảm phù hợp với phạm vi và mức độ rủi ro; duy trì khả năng thanh toán, hiệu quả đầu tư, an toàn tài sản;

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tập trung vào các phân khúc thị trường thế mạnh, đảm bảo đạt hiệu quả cao; cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng; khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm; Tăng cường quản trị rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm theo thông lệ quốc tế: Xây dựng và áp dụng các quy trình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và kinh doanh bảo hiểm;

Công khai và minh bạch hóa thông tin về cơ cấu tổ chức bộ máy, khả nặng thanh toán và tình hình tài chính nhằm phục vụ công tác giám sát và đảm bảo lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư; Khuyến khích các hoạt động sáp nhập, chuyển nhượng doanh nghiệp bảo hiểm; từng bước hình thành các tập đoàn tài chính đa năng và áp dụng bộ đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế; tích cực đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của nhân viên làm bảo hiểm.

Thứ ba,hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu và tranh chấp trong hoạt động tín dụng nông nghiệp.

Nông dân Việt Nam thường thận trọng và có ý thức giữ chữ tín khi vay ngân hàng. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao tỷ lệ nợ xấu của nông dân thấp nhất trong các nhóm vay của NHTM thời gian qua. Nguyện vọng tha thiết của bà con nông dân là không chỉ được bảo hiểm nông nghiệp, mà còn cả bảo hiểm xã hội.

Để thành công khi hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá nhân có trách nhiệm cần tỉ mỉ, sát dân, gần dân, hiểu dân và gắn các hoạt động tín dụng với sản xuất, mua bán tại chỗ, đảm bảo đồng vốn sử dụng đúng mục đích, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, doanh nghiệp và NHTM tham gia kinh doanh và bảo hiểm kinh doanh nông nghiệp còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về tổ chức bộ máy phục vụ, kiểm tra, giám sát, nhất là về mạng lưới chi nhánh cơ sở.... Vì vậy, quy trình cho vay cần chặt chẽ, từ tiếp cận thẩm định, quản lý nợ vay của từng khoản vay; cơ chế minh bạch rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để giáo dục ý thức của cán bộ ngân hàng, tránh phiền hà cho dân khi vay vốn ngân hàng, từ đó cũng hạn chế được rủi ro.

Nếu rủi ro là khách quan, khi thiên tai, dịch bệnh diện rộng, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương khoanh nợ giãn nợ, cho vay tiếp để tái tạo sản xuất, duy trì khả năng trả nợ và ổn định cuộc sống.

Đồng thời, tích cực triển khai quy định đánh giá lại nợ các doanh nghiệp lớn, phân tích, cơ cấu lại nợ theo lộ trình của ngân hàng đưa ra; giãn hoãn trả nợ, tạm thời chưa thu lãi, xem xét những phương án tốt, vẫn có điều kiện kinh doanh tốt để có thể cho vay mới.

Để giảm bớt rủi ro cho vay tín dụng, NHNN cần phát triển mạnh hệ thống thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm toàn quốc, tránh việc nhiều tổ chức tín dụng cho vay cùng 1 hộ vượt quá khả năng trả nợ, gây rủi ro cho hộ đó và cho ngân hàng; đồng thời, tăng kiểm soát việc một số nguời vay là donah nghiệp dùng vốn vay không đúng mục đích, như đầu tư bất động sản...

Đặc biệt, cần quan tâm mở rộng cho vay thông qua các cấp hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ), vì các ngân hàng không thể bao quát hết được địa bàn, cán bộ ngân hàng đến tận nơi thì không đủ sức. Hội các cấp trên địa bàn cần xây dựng kế hoạch thực hiện các công đoạn ủy thác vốn vayvà giám sát sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả; có cán bộ chuyên trách hoạt động ủy thác; mở sổ sách để quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn; bình xét công khai từng đối tượng vay vốn với sự có mặt của các hộ dân, sự tham gia của trưởng xóm và đại diện chi bộ; tổ chức họp vào ngày quy định để xét thành viên được vay vốn, lập hồ sơ vay vốn;

Đồng thời, tuyên truyền nắm bắt và triển khai các văn bản mới và quy định về các chương trình vay vốn của ngân hàng; chủ động tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất, hoặc lồng ghép kiểm tra hoạt động ủy thác tại các cơ sở Hội, chi hội/tổ, nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh, những khó khăn, vướng mắc, các trường hợp vi phạm quy định đã thỏa thuận đồng thời có kế hoạch đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chủ động phối hợp với ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời.

Hoạt động nhận ủy thác cho vay của các cấp Hội góp phần tích cực khẳng định vai trò và vị trí của Hội; giúp các cấp hội cơ sở có thêm điều kiện về kinh phí phục vụ cho hoạt động Hội, đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực đội ngũ cán bộ Hội và góp phần thu hút tập hợp hội viên tham gia sinh hoạt Hội.

Bên cạnh đó, cần có chính sách cụ thể về phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro, điều kiện cho lập chi nhánh NHTM phục vụ tam nông đặc thù cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp theo Thông tư số 21/2013TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của các NHTM để thay thế Quyết định số 13/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008....

Một đặc điểm nổi bật trong các báo cáo từ các NHNN chi nhánh địa phương là cho vay khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, "tam nông", xuất khẩu luôn có hệ số rủi ro thấp nhất so với cho vay các lĩnh vực khác.

Số liệu thống kê từ khoảng 10 chi nhánh NHNN địa phương cho thấy, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có tỷ trọng nợ xấu đứng đầu. Đó cũng là nơi có tỷ trọng vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp và nông thôn, sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) thấp hơn so với các địa phương khác.

NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến cuối tháng 2/2013, nợ xấu trên địa bàn thành phố chiếm 5,98% tổng dư nợ, trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm 62,8% tổng nợ xấu. Cụ thể, ngân hàng thương mại nhà nước: 5,78%; ngân hàng thương mại cổ phần: 5,6%; ngân hàng liên doanh: 5,64%; ngân hàng thương mại nước ngoài: 2,29%, công ty tài chính: 19,54%, công ty cho thuê tài chính: 46,97%. Tính đến nay, dư nợ tín dụng bất động sản của TP. Hồ Chí Minh ước 88.480 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 79.469 tỷ; cho vay mua, xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, cho thuê, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở khu chế xuất là 9.020 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay bất động sản chiếm 6,13%/ tổng dư nợ cho vay bất động sản.

 Còn ở Hà Nội, theo báo cáo của NHNN chi nhánh thành phố thì đến cuối tháng 2/2013, dư nợ tín dụng là 616.600 tỷ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ toàn ngành cho nền kinh tế. Trong tổng dư nợ nói trên, cơ cấu cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên: tam nông: 6,2%; tín dụng xuất khẩu: 10%; doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8,5%, có nghĩa, dư nợ dành cho khu vực sản xuất bền vững chiếm tỷ trọng thấp. Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước, tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn. Tại hội nghị ngành ngân hàng làm việc với lãnh đạo Hà Nội ngày 29/3, bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết: "Dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 tương đương 58,31% nợ xấu. Đến cuối tháng 12/2012, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã xử lý được 45 nghìn tỷ đồng nợ xấu".

Theo NHNN chi nhánh Đà Nẵng thì đến cuối 2012, tổng dư nợ của thành phố ước đạt 50.739 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cho vay lĩnh vực nông nghiệp chỉ vỏn vẹn 1,72%, công nghiệp 18,8%; thương mại và dịch vụ: 19,91%; xây dựng: 13,65%; vận tải: 2,62%; lĩnh vực khác 43,26%. Nợ xấu của Đà Nẵng ở mức 2.143 tỷ đồng, chiếm 4,22% tổng dư nợ. Trong khi đó, ở những địa phương không bị tác động nhiều bởi bất động sản, chứng khoán, "dự án lớn" thì tỷ lệ nợ xấu lại rất thấp.

NHNN chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, đến cuối 31/12/2012, tổng nguồn huy động đạt 18.638 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 24.239 tỷ đồng. Mặc dù phải điều chuyển vốn nơi khác về nhưng nợ xấu của Quảng Ngãi đến 31/12/2012 chỉ còn 353 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng dư nợ! Một điều ngẫu nhiên là trong cơ cấu tín dụng ở tỉnh này, "tam nông" đạt 4.950 tỷ đồng, chiếm 20,42%, phần lớn do Agribank cung cấp; tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 5.880 tỷ, chiếm 24,26%, tín dụng xuất khẩu đạt 638 tỷ, chiếm 2,63%.

Bình Dương là địa phương có số dư huy động và  tín dụng vào dạng "khủng" khi lần lượt là 75.835 tỷ đồng và 53.686 tỷ đồng (tính đến 28/2/2013) nhưng nợ xấu chỉ 1.147 tỷ đồng, tương ứng 2,13% trên tổng dư nợ. Trong cấu trúc tín dụng của Bình Dương thì nông, lâm ngư nghiệp đạt 3.538 tỷ đồng, chiếm 6,57% tổng dư nợ; thương mại dịch vụ: 21.716 tỷ đồng, chiếm 40,36% tổng dư nợ; công nghiệp đạt 28.553 tỷ đồng, chiếm 53,07% tổng dư nợ.

Đồng Nai là địa phương sầm uất về kinh tế, tổng dư nợ đến hết 2012 là 67.684 tỷ đồng nhưng nợ xấu chỉ chiếm 2,36%.

Theo Vụ Tín dụng NHNN thì tại 12 tỉnh khu vực Tây Bắc, tổng dư nợ tín dụng đến 28/2/2013 đạt 108.676 tỷ đồng, nhưng tổng nợ xấu chỉ 1.558 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,43% tổng dư nợ. Con số không thấm thấp gì so với nợ xấu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng như tỷ lệ chung toàn quốc.

Từ khoá: môi trường pháp lý bảo hiểm rủi ro hiệu quả nhu cầu phát triển chính sách quy trình khả năng thanh toán dịch vụ chăm sóc khách hàng bảo hiểm xã hội an toàn tài chính xây dựng thị trường chứng khoán chăm sóc khách hàng giải pháp quản lý nhà nước triển khai doanh nghiệp bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm động sản bất động sản tổ chức bảo hiểm tiềm năng chất lượng chính phủ vay vốn đạo đức nghề nghiệp chính sách bảo hiểm hội nhập quốc tế nông nghiệp kinh doanh nhà nước huy động sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu doanh nghiệp bảo hiểm tiêu thụ dịch vụ khoa học tham gia bảo hiểm bảo hiểm xây dựng công ty việt nam công nghệ bộ tài chính thí điểm quản trị rủi ro tập đoàn tài chính sản phẩm ổn định người tham gia bảo hiểm nội địa an toàn nhu cầu bảo hiểm bảo hiểm nông nghiệp nghị định chất lượng dịch vụ khách hàng bão thu nhập thấp hạn chế quyết định thông tin quốc tế người thu nhập thấp thanh toán sản phẩm mới bảo hiểm bắt buộc sản phẩm chủ lực đà nẵng công ty nhà nước sản xuất nông nghiệp kinh doanh bảo hiểm đa dạng nghiên cứu tài sản thị trường bảo hiểm bảo hiểm tín dụng phát triển thị trường ngành bảo hiểm cơ quan quản lý nhà nước vốn điều lệ kinh tế hợp tác công nghệ thông tin liên kết vốn pháp định phát triển thị trường bảo hiểm mô hình tổ chức đa dạng hoá sản phẩm tín dụng gia giấy chứng nhận gia tăng thí điểm bảo hiểm pháp lý chế độ bảo hiểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng tập đoàn quy định tổng công ty nhà nước nâng cao chất lượng trách nhiệm bảo hiểm tiền ngành nông nghiệp tái cấu trúc mở rộng quan tâm ngân hàng mua bảo hiểm thị trường nền kinh tế xuất khẩu tài chính giá trị gia tăng khó khăn máy móc ngân hàng nông nghiệp nông thôn thủ tục doanh nghiệp sản xuất trích lập dự phòng đầu tư bảo hiểm bảo hiểm tôm nông dân thiên tai chi phí hoạt động

Chi bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam

ThS. ĐÔNG THỊ HỒNG - Đại học Lao động - Xã hội

(Tài chính) Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội (ASXH), điều đó thể hiện qua nhiều văn kiện khác nhau, được cụ thể hóa trong nhiều chương trình, chính sách trọng điểm của Việt Nam. Nguồn lực dành cho các chính sách, chương trình ASXH... được gọi là chi đảm bảo ASXH. Bài viết đánh giá về kết quả thực hiện chương trình và nguồn lực chi đảm bảo ASXH ở Việt Nam hiện nay.

Chi bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam

Nguồn lực dành cho các chính sách, chương trình ASXH... được gọi là chi đảm bảo ASXH. Nguồn: internet

Các chương trình và nguồn lực chi đảm bảo an sinh xã hội

Chính sách đối với hệ thống bảo hiểm xã hội

Nguồn lực chi đảm bảo ASXH được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là: bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội - BHXH và bảo hiểm y tế - BHYT), bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Từ năm 2006 đến nay, BHXH đã được thể chế hóa thông qua việc ban hành Luật BHXH số 71/2006/ QH11 ngày 29/6/2006 theo hướng mở rộng các loại hình bảo hiểm, đối tượng tham gia, chế độ hưởng... đã tạo cơ hội cho người lao động, đặc biệt là người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH.

Trong giai đoạn 2008-2012, số lượng lao động tham gia BHXH đã tăng đáng kể, từ 8,54 triệu người năm 2008 tăng lên đạt 10,58 triệu người năm 2012. Số người tham gia BHXH bắt buộc năm 2012 đạt 10,44 triệu người, tăng 1,2 lần so với năm 2008 và số người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu tăng nhanh từ năm 2010 và đến năm 2012 đạt 0,14 triệu người, tăng 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ lệ dân số tham gia BHXH so với tổng dân số tham gia lực lượng lao động tăng từ 18,07% năm 2008 lên 20,57% năm 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với thực tế.

Đối với BHYT, BHYT bắt buộc cũng áp dụng cho người lao động trong khu vực chính thức, BHYT tự nguyện cho các đối tượng học sinh, sinh viên và mọi người dân, người nghèo được cấp thẻ BHYT, người cận nghèo được hỗ trợ theo tỷ lệ % mức đóng thẻ BHYT. Số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng, từ 3,7 triệu người năm 1993 lên khoảng 57 triệu người năm 2011. Đặc biệt, đã có chính sách BHYT miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ BHYT cho các hộ cận nghèo...

Trong giai đoạn 2006-2010, tổng chi BHXH đạt mức tăng bình quân 24,3%/năm, trong đó, ngân sách nhà nước tăng 16,4%/năm và quỹ BHXH tăng 37,1% năm. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2009, chiếm khoảng 3,5- 3,6% GDP, tuy nhiên, năm 2010 giảm nhẹ, còn chiếm 3,24% GDP.

Chính sách trợ giúp và ưu đãi xã hội

Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất. Trợ giúp thường xuyên áp dụng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống. Trợ giúp xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... có tính chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn.

Giai đoạn 2008 - 2011, qua 5 lần điều chỉnh, mức trợ cấp lương hưu đã được điều chỉnh tăng thêm 85% so với thời điểm tháng 12/2007. Mức trợ cấp lương hưu bình quân hàng tháng đạt mức tăng bình quân 12,3%/ năm, năm 2011 đạt 2,47 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,43 lần so với năm 2008 (1,73 triệu đồng/người/tháng).

Tuy nhiên, mức trợ cấp lương hưu năm 2011 chỉ cao hơn 2,3 lần so với mức lương tối thiểu, trong khi đó năm 2008 đạt mức cao hơn 2,7 lần. Điều này phản ánh tình trạng mức trợ cấp hưu trí có tăng song vẫn không theo kịp mức tăng của tiền lương tối thiểu. So với mức lương tối thiểu, mức chuẩn trợ cấp thường xuyên vẫn còn quá thấp, không thay đổi theo xu hướng tăng của lương tối thiểu. Tuy nhiên, nhờ những điều chỉnh này mà sự chênh lệch giữa mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên với mức lương tối thiểu đã giảm từ 6,9 lần năm 2006 xuống còn 4,6 lần năm 2011.

So với chuẩn nghèo được áp dụng từ năm 2011 thì mức trợ cấp xã hội này vẫn còn rất thấp, chỉ bằng 45% chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn (Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 ở khu vực nông thôn là 400 nghìn đồng, thành thị là 500 nghìn đồng). Ngoài ra, mức độ cải thiện chưa nhiều do lạm phát cao, năm 2011 mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên được điều chỉnh tăng thêm 50% so với năm 2007 nhưng chỉ số giá tiêu dùng cũng được điều chỉnh tăng tương ứng (43,5%).

Cùng với sự gia tăng về quy mô đối tượng hưởng lợi và mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên, ngân sách đầu tư cho trợ giúp xã hội thường xuyên đã tăng mạnh, đạt tốc độ tăng bình quân 45,4%/năm thời kỳ 2006-2011. Năm 2011, tổng kinh phí chi trợ cấp xã hội thường xuyên đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 0,65% GDP), cao hơn 9 lần so với năm 2006 (431 tỷ đồng, chiếm 0,1% GDP).

Đối với việc thực hiện chính sách người có công, mặc dù số lượng người hưởng chính sách có xu hướng giảm từ 2,8 triệu người năm 2001 xuống 1,4 triệu người năm 2011 nhưng mức trợ cấp lại tăng lên (mức trợ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh năm 2012 tăng 26,7% so với trước đó, từ 876.000 đồng lên 1.110.000 đồng theo Nghị định số 47/2012/NĐ-CP); Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ cũng đã đến với người nghèo và các đối tượng chính sách trong cả nước với mức hỗ trợ vốn cho trên 12,2 triệu luợt hộ nghèo.

Chính sách hỗ trợ dịch vụ xã hội cơ bản

Chương trình bảo đảm y tế tối thiểu đối với người cao tuổi: Qua 4 lần điều chỉnh diện đối tượng áp dụng chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí từ năm 2002 đến nay, số lượng người cao tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí tăng nhanh, đến năm 2009 đạt 373,7 nghìn người, tăng gấp 4 lần so với năm 2007 (104,6 nghìn người), đạt tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2007-2009 là 89%/ năm. Tỷ lệ người cao tuổi được cấp thẻ BHYT so với tổng dân số từ 60 tuổi trở lên đến năm 2009 đạt 5%, tăng 3,8 điểm % so với năm 2007.

Thời kỳ 2007-2009, số lượt người cao tuổi sử dụng thẻ BHYT cho khám chữa bệnh đã tăng mạnh, đến năm 2009 đạt tổng số 596,8 nghìn lượt người khám chữa bệnh, tăng 4,2 lần so với năm 2007 (141,4 nghìn lượt người) và tốc độ tăng bình quân đạt 105,5%/năm. Tổng chi cho khám chữa bệnh năm 2009 đạt 115,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2 lần so với năm 2006 và tốc độ tăng bình quân đạt 148,5%/năm.

Chương trình bảo đảm y tế tối thiểu cho các nhóm đối tượng đặc thù khác: Giai đoạn 2001 - 2011, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm, từ 44,4‰ xuống 15,5‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, từ 58‰ xuống 24‰ và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân đã giảm nhanh, ước chỉ còn 17,3%. Năm 2011, 96% phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván và trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên đạt 83,4%; tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam đạt 73,2 tuổi.

Các chính sách hỗ trợ bảo đảm giáo dục tối thiểu đã góp phần tích cực cải thiện mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Giai đoạn 2001 - 2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng nhanh, trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%; tiểu học tăng từ 94% lên 97%; trung học cơ sở tăng từ 70% lên 83%; phổ thông trung học tăng từ 33% lên 50%.

Chính sách bảo đảm nhà ở tối thiểu: Thời kỳ 2002-2010, số hộ gia đình sống trong nhà kiên cố tăng từ 17,2% lên 49,2%. Trong 10 năm đã xóa nhà tạm cho khoảng 1 triệu hộ nghèo. Số hộ gia đình phải sống trong nhà tạm giảm từ 24,6% xuống 5,6% trong cùng thời kỳ, số hộ sống trong nhà thiếu kiến cố chỉ còn 7,5%.

Thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg và Quyết định 198/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2004 đến năm 2008 ngân sách trung ương đã bố trí 4.527 tỷ đồng và bổ sung 400 tỷ đồng trong 2 năm 2009 - 2010 (Quyết định 74/2008/QĐ-TTg) để hỗ trợ 370 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2011 ngân sách trung ương đã giải ngân 10.608 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho 470.000 hộ, đạt 95,3% so với dự kiến ban đầu (496.025 hộ) và 84,7% so với số hộ sau khi điều chỉnh bổ sung theo Quyết định 67/2010/ QĐ-TTg (557.800 hộ).

Chính sách bảo đảm nước sạch giai đoạn 2006 - 2010 đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn huy động đạt 20.700 tỷ đồng, trong đó nguồn từ NSNN là 5.241 tỷ đồng cho xây dựng gần 1.600 công trình cấp nước tập trung tại các xã 135. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 80% năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 4,2%, có 8/63 tỉnh đã đạt được tỷ lệ trên 90%. Tỷ lệ hộ nghèo thuộc các xã 135 có nước sạch để sinh hoạt đã đạt mục tiêu đặt ra (80%).

Chương trình bảo đảm thông tin, truyền thông: Đến nay, Nhà nước đã cấp miễn phí 18 đầu báo, tạp chí và chuyên đề cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn với tổng số lượng báo, tạp chí, chuyên đề phát hành hàng năm trên 31 triệu tờ. Giai đoạn 2006 - 2010, ngân sách trung ương đã chi 459 tỷ đồng cho các hoạt động này. Mạng thông tin viễn thông cơ bản phủ khắp cả nước, 84,6% các xã đã được phủ sóng phát thanh truyền hình. Nhiều đài trung ương và địa phương đã có chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc.

Chính sách phát triển thị trường lao động

Thực tế triển khai Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định 1956/QĐ-TTg) được triển khai thực hiện từnăm 2010, đến nay đã hỗ trợ dạy nghề cho 1,09 triệu lao động nông thôn (đạt 77,74% kế hoạch, bình quân mỗi năm đào tạo cho 0,36 triệu lao động); Tổng kinh phí đầu tư đạt 4,78 nghìn tỷ đồng; trong đó, 1,64 nghìn tỷđồng cho hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn; 2,93 nghìn tỷ đồng đầu tư cơ sởvật chất thiết bị dạy nghề và 0,25 nghìn tỷđồng cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. Sau thời gian học nghề, sốlượng lao động nông thôn có được việc làm đạt 0,81 triệu người, chiếm 74,2% tổng số lao động được hỗ trợ học nghề.

Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo và hộ nghèo: Năm 2011, tổng dư nợ cho vay tín dụng đạt 88,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2009 (63,9 nghìn tỷ đồng), trong đó, có1,97 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay vốn với tổng dư nợ cho vay đạt 33,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2009; tổng dư nợcho vay đối với hộ nghèo đạt 38,5 nghìn tỷ đồng vàđối với hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn đạt 11 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2009.

Kết quả đạt được và yêu cầu đặt ra

Đến nay, công tác bảo đảm ASXH đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2011). Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên mức 0,728 (năm 2011), xếp thứ 128/187 nước, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Năm 2011 nước ta đã hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên Hợp quốc đề ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015.

Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào NSNN, với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế. Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ thống ASXH, kể cả các quỹ BHXH, BHYT và các chế độ bảo trợ xã hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước mắt, cũng như trong trung và dài hạn. Nguồn lực đầu tư cho ASXH của Nhà nước khó đáp ứng được yêu cầu ASXH ngày càng tăng của người dân, trong khi đó huy động từ các nguồn khác, đặc biệt từ cộng đồng còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn.

Một số chính sách ASXH còn tồn tại những bất hợp lý; chưa có các chính sách ASXH đặc thù và phù hợp với dân cư nông thôn và các vùng dân tộc, miền núi có điều kiện sống khó khăn. Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng mức sống của dân cư....

Để pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện đảm bảo ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2013-2020, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là,chi tiêu công cho các chương trình trợ giúp xã hội hiện nay còn thấp đòi hỏi phải có sự rà soát, cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng cho các chương trình trợ giúp xã hội, chương trình giảm nghèo và phát triển thị trường lao động;

Hai là,nâng mức chi đảm bảo ASXH ở mức hiện tại ước đạt 10% tổng chi NSNN lên 13,5% tổng chi NSNN nhằm nâng cao mức sống, mức hỗ trợ dành cho các nhóm đối tượng hưởng lợi (bao gồm hỗ trợ học học nghề, tín dụng dành cho hộ nghèo, hỗ trợ xuất khẩu lao động...);

Ba là,xác định mức sống tối thiểu và khả năng ngân sách làm căn cứ xây dựng mức chi đảm bảo ASXH dành cho các nhóm đối tượng BTXH sao cho hệ số 1 tiệm cận mức sống tối thiểu (hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 35% mức sống tối thiểu); dành cho nhóm BHXH có khả năng sống được bằng lương hưu và trợ cấp BHXH và có khả năng tích lũy đầu tư cho thế hệ sau (lương hưu của người lao động chỉ đạt khoảng 30 - 50% lương thực nhận của người lao động khi còn đang làm việc);

Bốn là,xác định mức chi hỗ trợ học nghề hợp lý thông qua việc cắt giảm chi phí cho các khâu trung gian nhằm tránh tình trạng nhiều người thuộc diện được hưởng chính sách không tỏ ra hứng thú và đã khước từ quyền lợi;

Năm là,xác định lại cơ chế đóng - hưởng BHYT sao cho tăng được nguồn chi trả viện phí đảm bảo cho đối tượng yên tâm đến chăm sóc sức khỏe tại các tuyến bệnh viện nằm trong danh mục quy định của cơ quan BHYT.

Ngoài ra, để thực hiện tốt, gỡ vướng cho chính sách chi đảm bảo ASXH, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành chức năng, thống nhất hướng dẫn thực hiện; định kỳ phối hợp kiểm tra, đánh giá từ cơ sở để tham mưu đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung và xử lý nghiêm minh những vi phạm.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 12 - 2013

Từ khoá: khó khăn việt nam miễn phí nền kinh tế bảo hiểm thất nghiệp gia phát triển thị trường nhà nước phát triển người nghèo chính phủ bảo hiểm bắt buộc bhxh lương hưu giáo dục đào tạo tín dụng chữa bệnh hạn chế bảo hiểm tự nguyện khám chữa bệnh xử lý nghiêm hỗ trợ loại hình bảo hiểm gdp chính sách trợ cấp người cao tuổi chăm sóc sức khoẻ quyết định bảo hiểm xã hội người lao động lao động dịch vụ bảo hiểm mức sống của dân cư nông thôn bão

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

5 thông tin kinh tế nổi bật tuần qua

Theo công bố của Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), trong quý 4/2013, số tiền trích quỹ BOG là 1.094,158 tỉ đồng.

Tin mới

Campuchia: Đối tác kinh tế tiềm năngCampuchia: Đối tác kinh tế tiềm năng

Việt Nam - điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoàiViệt Nam - điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài

Cải thiện PCI để DN hưởng lợiCải thiện PCI để DN hưởng lợi

Theo công bố của Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), trong quý 4/2013, số tiền trích quỹ BOG là 1.094,158 tỉ đồng.

Mức thưởng Tết Giáp Ngọ cao nhất tại TP. Hải Phòng là 144,6 triệu đồng

Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hải Phòng, tính đến ngày 9/1, mức thưởng Tết Giáp Ngọ 2014 của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng ở mức bình quân 3,85 triệu đồng, tương đương một tháng lương bình quân và tăng 40,3% so với Tết Quý Tỵ 2013.

 Trước đó, mức thưởng Tết dương lịch 2014 bình quân của các doanh nghiệp trên địa bàn là 783 nghìn đồng.

Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2013 khá khó khăn, việc thưởng Tết phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì con số thưởng Tết trên cũng là những tín hiệu đáng mừng.

Theo đó, mức thưởng Tết Giáp Ngọ cao nhất là Công ty cổ phần Container Việt Nam với mức thưởng 144.697.000 đồng. Đây cũng là đơn vị có mức thưởng Tết dương lịch 2014 cao nhất là 16,5 triệu đồng. Mức thưởng Tết Giáp Ngọ thấp nhất là Công ty TNHH Giầy Stateway Việt Nam với mức thưởng 60 nghìn đồng. Trước đó, Công ty TNHH Nhựa

Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dư gần 170 tỉ đồng

Theo công bố của Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), trong quý 4/2013, số tiền trích quỹ BOG là 1.094,158 tỉ đồng và số tiền sử dụng trong quý này là 983,54 tỉ đồng.

Như vậy cộng với số dư trước đó thì tính đến hết ngày 31.12.2013, số dư quỹ BOG còn 169,219 tỉ đồng. Số dư này giảm đi hơn 587 tỉ đồng so với số dư 756,383 tỉ đồng vào đầu năm 2013.

Cũng theo Bộ Tài chính, hiện có 7 DN đầu mối đang bị âm quỹ. Có 10 DN đang có quỹ dương như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam còn dư 304,71 tỉ đồng; Tổng công ty xăng dầu Quân đội dư 137,7 tỉ đồng; Công ty xuất nhập khẩu Thanh Lễ dư 56,14 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM (Saigonpetro) dư 52 tỉ đồng...

Nợ bảo hiểm hơn 10.000 tỉ đồng

Theo nguồn tin từ BHXH Việt Nam cho biết, trong năm 2013, dù BHXH các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai, thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường công tác thu, giảm nợ đọng nhưng hiện tượng các doanh nghiệp (DN) chậm nộp, trốn đóng BHXH, BHYT vẫn diễn ra phổ biến và còn có chiều hướng gia tăng.

Hiện tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 10.659 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, nợ BHXH lên tới 7.193,9 tỷ đồng; nợ BHYT là 2.912,8 tỷ đồng và nợ BHTN là 552,2 tỷ đồng.

Năm 2014, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, đốc thu và thu hồi nợ BHXH, BHYT; phối hợp với các Bộ, ngành, ban hành cơ chế phối hợp thanh, kiểm tra và khởi kiện với các DN có số tiền nợ lớn, kéo dài; ban hành cơ chế hỗ trợ ngoài ngành cho việc thanh, kiểm tra và thi hành án do hiện nay DN cố tình không thực hiện theo quyết định của tòa án ngày càng tăng.

Doanh nghiệp đề xuất điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 15%

Diễn đàn "Các giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp 2014" diễn ra sáng ngày 07/01/2013 nhấn mạnh vào một giải pháp: DN hãy tự cứu mình trước khi trông chờ vào một động thái hỗ trợ nào từ bên ngoài. Nhận định năm 2014 khó khăn thách thức của DN vẫn nhiều hơn các yếu tố thuận lợi, ông Nguyễn Trường Sơn - Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đại diện cho tiếng nói của các DN khuyến nghị những giải pháp.

Ông Sơn cho rằng, trong điều kiện như hiện nay, không thể dàn trải sự hỗ trợ của Chính phủ mà chỉ có thể tập trung trọng tâm trọng điểm vào những ngành nghề, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh quốc gia mới làm cho DN tự tin, có cơ sở khi đầu tư sản xuất kinh doanh.

Ông nhận xét: dòng vốn trong xã hội đã chảy về thị trường chứng khoán, bất động sản một cách thái quá nhưng chúng ta lại không có công cụ hữu hiệu nào có thể điều tiết chỉ số giá chứng khoán và bất động sản tránh khỏi vòng xoáy bong bóng giá những năm tới đây.

Nhận xét về luật thuế thu nhập mới sửa đổi đã có hiệu lực ngày 1/1/2014, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đánh giá "những điều chỉnh lần này có tính sâu sát hơn với hoạt động SXKD". Tuy nhiên để có sự cạnh tranh để dòng vốn, dòng đầu tư chảy về Việt Nam thì mức này chưa đủ sức hấp dẫn mạnh mẽ. Cộng đồng DN mong muốn tiếp tục có sự điều chỉnh giảm thuế TNDN xuống 15%.

Kinh tế thế giới sẽ tăng trong năm 2014 và 2015

Mới đây, Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo "Tình hình và viễn cảnh kinh tế thế giới" năm 2014, trong đó khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trong vòng 2 năm tới.

Theo báo cáo, Văn phòng các vấn đề kinh tế và xã hội (DESA) của Liên Hợp Quốc dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức 3% vào năm 2014 và 3,3% vào năm 2015, trong khi chỉ dừng lại ở mức 2,1% trong năm 2013.

Phó Tổng Thư ký phụ trách phát triển kinh tế của DESA, bà Shamshad Akhtar cho biết, nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng trong năm 2014 và 2015, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ chưa cao.

Mặc dù vậy, với việc thoát khỏi thâm hụt trong khu vực eurozone và phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản, cũng như nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng tại các quốc gia đang phát triển, quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới có thể sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Công Vân

 

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khoá: tăng trưởng công ty cổ phần kiểm tra bão kinh doanh kinh tế gia bộ tài chính tài chính nền kinh tế công ty thuế thu nhập doanh nghiệp hải phòng tổng thư ký bất động sản thế giới lợi thế cạnh tranh kinh tế thế giới doanh nghiệp nhu cầu tiêu dùng thị trường chứng khoán bhxh việt nam

Hành trình "nhập vai" khách làng chơi giải cứu con gái trong "động quỷ"

ANTĐ - Sau khi biết tin con gái bị lừa bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm, ông Trịnh Văn Kim (SN 1959), ở xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã bất chấp hiểm nguy, một mình lặn lội vượt hàng nghìn cây số, đi sâu vào nội địa Trung Quốc rồi "nhập vai" khách làng chơi giải cứu con gái trong "động quỷ"...

Lọt vào "động quỷ" 

Trong ngôi nhà mái bằng nằm khuất sau cánh đồng xã Quỳnh Khê, mặc dù đã về đoàn tụ bên gia đình nhưng mỗi khi được gợi lại chuyện cũ gương mặt Trịnh Thị Hồng vẫn thoáng vẻ thất thần trong sợ hãi vì sự ám ảnh bởi những chuyện đã qua. Cha của chị Hồng, ông Trịnh Văn Kim đến tận bây giờ vẫn cảm thấy mình là người may mắn, ông nói: "Gia đình chúng tôi thật may mắn khi đưa được con về. Bên đó còn nhiều người là nạn nhân của bọn buôn người lắm, không biết khi nào họ mới được trở về quây quần bên người thân"... 

Ở xã Quỳnh Khê, Hồng có tiếng là người con gái xinh đẹp, ưa nhìn. Nhà nghèo, Hồng phải nghỉ học khi mới lên lớp 11, rồi đi làm thuê và cưới chồng vài tháng sau đó. Nhưng số phận lại không mỉm cười với cô bé này, chồng cô sớm lao vào con đường nghiện ngập nên họ chia tay khi đứa con trai đầu mới hơn 1 tuổi. Sau ly dị, hai mẹ con Hồng về ở nhà ngoại. Tháng 4-2012, Hồng ra Quảng Ninh làm việc cho một công ty giày da. Ít tháng sau, do tin tưởng bạn giới thiệu việc làm "lương cao" nên Hồng đã đi theo một người bạn nhưng kỳ thực lại bị bạn lừa đưa sang Trung Quốc... 

Ngồi trên xe khách đến cửa khẩu Hoành Mô, Quảng Ninh sau nửa ngày ròng rã. Tại đây, Hồng được đưa đến một ngôi nhà lụp xụp, cô thấy trước mặt mình có rất nhiều cô gái ăn mặc hở hang ngồi vẫy khách. Lúc này cô mới bàng hoàng khi biết mình đã lọt vào tay bọn buôn người. Đến lúc này, cô nhận ra thì đã quá muộn. Hồng kể lại: "Ngày ngày tôi bị ép phải tiếp khách từ sáng đến tận khuya, tiền tiếp khách chủ chứa đều cầm hết. Mỗi lần từ chối, nhóm bảo kê lại lôi tôi ra đánh đập không thương tiếc. Thấy thế chủ chứa đã bán tôi lại cho hai người đàn ông đi ôtô đến hỏi mua và đưa tôi đi. Chúng liên tục dọa nạt nếu kêu la sẽ giết nên tôi đành im lặng phó mặc cho số phận, tôi chỉ biết khóc thầm, vừa sợ, lại vừa nhớ nhà, đấy là lần thứ 2 tôi bị bán". 

Số phận bán qua tay người

..."Đến nửa đêm, chiếc xe ôtô dừng lại ở Quảng Đông, Trung Quốc tôi thấy có 3 người đàn ông xuất hiện ở một chiếc xe khác ra nhìn mặt rồi ngã giá. Tôi như một món hàng bị chuyển sang một chiếc xe khác và đi đâu không biết... Những ngày ở đây, tôi bị nhốt trong một phòng kín rồi cho ăn, không được trò chuyện với bất kỳ ai. Ngày ngày, tôi vẫn phải tiếp khách làng chơi. Nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ da diết khiến tôi luôn nuôi ý định bỏ trốn. Ở đó, có hàng chục cô gái Việt Nam đủ mọi lứa tuổi bị lừa bán sang làm gái bán dâm hoặc bị bắt bán làm vợ, có người còn rất trẻ đã trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Từng ngày trôi qua cho đến ngày thứ 6, lợi dụng lúc bọn chúng không để mắt, tôi cùng một người nữa trèo lên bức tường nhà tắm rồi chạy thục mạng qua một khu vườn. Lúc đấy sợ quá tôi đánh rơi cả dép, chân tay run rẩy không chạy nổi.

Sau đó tôi trốn vào một gian nhà chứa đầy đồng nát phế liệu. Trốn trong đống đồng nát suốt từ trưa đến tận 11 giờ đêm cả hai chị em chúng tôi không dám ra ngoài, mùi rác thải hôi thối bốc ra nồng nặc nhưng cả hai cố chịu đựng. Đến khuya, chúng tôi lả đi vì đói khát nên đành bò ra ngoài cầu cứu người đi đường nhưng các ngả đường đều bị chúng bao vây. Biết không thể trốn thoát chúng tôi đành quay về chỗ cũ và chịu hình phạt là những trận đòn roi. Sau lần đó, tôi tiếp tục bị bán cho một bà chủ chứa khác. Lần này, tôi được đưa lên một khu nhà chung cư 6 tầng. Nhất cử, nhất động của tôi đều có người theo dõi. Bà chủ đe dọa tôi rằng nếu tôi còn trốn sẽ bán tôi cho một người già lấy về làm vợ. 

Hàng ngày tôi phải tiếp khách từ 12 giờ trưa đến tận 2 giờ sáng hôm sau. Nếu không ngủ cũng phải nằm một chỗ không được đi đâu. Mỗi ngày chủ chứa cho chúng tôi ăn một bữa qua loa. Chúng bóc lột sức người đến khi cạn kiệt, cuộc sống không khác gì ở địa ngục buộc tôi lại phải nghĩ đến việc bỏ trốn sau nửa tháng trời bị hành xác. Tôi kết thân với một cô gái tên Nguyên quê ở Hải Dương cũng bị lừa bán sang đây trước tôi 1 năm. Chúng tôi coi nhau như chị em rồi cùng đồng thuận tìm cơ hội bỏ trốn. Do ngoan ngoãn, chịu khó lại có "thâm niên" nên được bà chủ tin tưởng giao cho Nguyên đi chợ mua đồ ăn thức uống. Chị em chúng tôi đã giấu tiền để mua điện thoại nhằm tìm cách gọi điện về cho người nhà. Tôi đã lén vào nhà vệ sinh tìm cách điện thoại về nhà cho người thân. Nghe thấy tiếng cha tôi ở đầu dây bên kia tôi khóc nức nở như một đứa trẻ lên ba"...

Tiếng gọi của con nơi đất khách

..."Khi nghe tiếng con gái điện về tôi sung sướng đến mức không kìm được nước mắt. Cuộc nói chuyện lúc được lúc lại ngắt quãng, nó khóc đến nghẹn cả tiếng, nó nói không biết rõ nơi ở hiện tại đang ở đâu, nhưng sau cuộc điện thoại đó trong đầu tôi đã lóe lên một suy nghĩ... phải tìm cách cứu bằng được con về bằng bất cứ giá nào. 

Hơn 10 ngày trôi qua kể từ khi con Hồng điện thoại về báo đi sang Trung Quốc bóc tôm cùng một người bạn "tốt bụng" mới quen. Suốt những ngày đó, điện thoại cho nó không liên lạc được, không biết tung tích gì của con khiến vợ chồng ông tôi đứng ngồi không yên. Vừa lo, vừa thương con. Mỗi khi bê bát cơm trên tay vợ chồng tôi lại không thể nào nuốt nổi. Nửa tháng trôi qua, tôi chỉ biết ngồi bên chiếc điện thoại để mong ngóng đứa con gái điện về cho đến khi tiếng chuông điện thoại kêu, ở đầu dây bên kia phát ra tiếng gọi của con tôi: "Bố ơi...". 

Dù thương con nhưng ngay lúc đó tôi lập tức định thần và lấy lại bình tĩnh. Tôi đọc cho Hồng số điện thoại của một người quen tên là Công đang sinh sống ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc để con gái điện thoại nhờ xác định vị trí. Không biết tiếng Trung Quốc nên lúc "tiếp khách" Hồng đã đưa máy cho một khách làng chơi người Trung Quốc nói chuyện với bà Công nhưng người này không tiết lộ địa chỉ. Sau khi nhận được tin con, vợ chồng tôi vội gom góp vay mượn tiền bạc của anh em, hàng xóm làm lộ phí rồi bắt xe chạy thẳng ra Quảng Ninh. Tôi đi cùng với một người bạn tên Thành sang Trung Quốc tìm con. 3 ngày sau, tôi đã có mặt tại nhà người quen tên Công mà tôi đã cho con số điện thoại. Sau khi biết chuyện, chồng bà Công và một người Trung Quốc hứa sẽ giúp tìm con gái khiến tôi cảm thấy vững tin và bớt lo lắng hơn. 5 người chúng tôi một mặt thuê xe đi tìm, mặt khác liên tục tìm cách liên lạc với Hồng. Lòng vòng khắp các nơi tìm kiếm suốt 3 ngày trời từ sáng đến khuya đều không có kết quả. Cho đến lúc gần như tuyệt vọng điện thoại của con bé đổ chuông, chúng tôi nói chuyện được với một người bản địa. Cuối cùng khi biết chính xác đứa con gái mình bị "giam giữ" tại tòa nhà chung cư 6 tầng, tôi rất nóng lòng muốn cứu con. 

Cuộc giải cứu trong đêm tối

Đến được địa chỉ thì thấy bên ngoài nhà chỗ nào cũng có bọn bảo kê vây quanh, nếu tất cả cùng xông vào chẳng khác nào nộp mạng. Tôi liền nghĩ ra cách "đóng giả" khách làng chơi để được vào tiếp cận con", ông Kim kể lại - "Bước vào gọi gái, tôi yêu cầu qua đêm với cô gái tên là Hồng. Rảo mắt qua một vòng, có chút nghi ngờ có thể xảy ra "biến" nên chủ chứa đã không đồng ý tiếp khách và đuổi tôi ra ngoài. Sau đó, chúng còn cho người truy sát chúng tôi bằng cách đi xe máy phóng đuổi theo. Chiếc xe của chúng tôi phải chạy lòng vòng mấy lần để đánh lạc hướng chúng. Cuối cùng chiếc xe đỗ cách ngôi nhà chừng 200m. Tôi điện thoại bảo Hồng giả vờ xuống tầng 1 rồi cố chạy về phía taxi đang đỗ để chạy thoát nhưng lúc này bọn ma cô nhà chứa, bảo kê chăn dắt gái đã bao vây ráo riết quanh ngôi nhà".

...Biết không thể thoát bằng cửa trước, lúc này Hồng cùng Nguyên đã mượn chìa khóa giả vờ lên tầng 6 phơi quần áo rồi cả hai tìm cách trèo xuống đất bằng đường phía sau tòa nhà. Đêm tối, cả hai mon men bám chặt vào những thanh sắt rồi trèo xuống. Hồng nhớ lại: "Nhìn từ trên cao xuống chân tay tôi run lẩy bẩy nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh leo xuống. Khi xuống đến tầng 2 thì không còn gì để bám. Tôi và Nguyên lúc này cứ lơ lửng trên bọc dây cáp cách mặt đất hơn 4m. Chưa kịp lấy lại bình tĩnh thì có người phát hiện đã hét to: "Bọn mày chạy trốn à". Vì quá sợ nên luống cuống cả hai chúng tôi ngã xuống đất. Nỗi sợ lấn át cả cái sự đau, mỗi người một ngả chạy thục mạng vì sợ bị bắt lại". L

úc này ông Kim kể đứng bên ngoài mà hoang mang không biết con gái đang ở đâu: "Giữa dòng người tấp nập, tiếng còi xe inh ỏi càng làm tôi nóng ruột lo đến sự an nguy của con nên đã xuống xe chạy đi tìm Hồng. Chợt tôi thấy một bóng người quay ngược xuôi cách nơi tôi đang đứng khoảng vài chục mét. Tôi chạy như con thiêu thân theo linh tính đến chỗ đó thì đúng thật cô con gái tội nghiệp đang ở đấy. Thấy tôi, con Hồng ngã lăn ra đường. Tôi vội vàng bế con chạy ra xe taxi rồi giục chiếc xe đi thẳng về đồn cảnh sát để cầu cứu. Lúc này Hồng không đi được, nhưng con bé còn vội nói còn một người bạn trốn cùng mình nên chúng tôi quyết định cho xe quay lại chỗ cũ tìm Nguyên. Điện thoại cho Nguyên không liên lạc được tôi để con gái ở lại trên xe với bà Công, và cùng những người khác tiếp tục xuống xe đi tìm trong mấy hẻm thì thấy Nguyên đang nằm bất tỉnh do ngã mất máu nhiều. Chúng tôi đã đưa cả hai vào bệnh viện cấp cứu, Nguyên bị đa chấn thương, con Hồng bị sụt xương sườn, bị thương ở chân nên hai cha con chúng tôi đã ở lại nơi đất khách gần 20 ngày để con bé hồi phục lại sức khỏe mới trở về. Khi đặt chân về đến Việt Nam, chúng tôi mới ôm nhau òa khóc trong niềm hạnh phúc!"... 

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Quân.Trần

Từ khoá: hạnh phúc gia trung quốc điện thoại bão quảng ninh

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Bancassurance - 10 yếu tố quyết định thành công

TS. Nguyễn Thanh Hoa (Theo Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm)

(Tài chính) Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) từ lâu đã là kênh bán hàng đầy tiềm năng và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) tại thị trường các nước phát triển. Tại Việt Nam, trong một số năm trở lại đây, kênh phân phối này đã bắt đầu được triển khai tại hầu hết các DNBH và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

Gần đây, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện bán bảo hiểm qua các Tổ chức tín dụng, tạo điều kiện hợp tác phát triển bán bảo hiểm qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây là cơ sở pháp lý để tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp bảo hiểm biết mình được làm những gì, làm như thế nào để bán bảo hiểm qua ngân hàng không phải "vừa làm vừa nghe ngóng" như trước. 

Tuy nhiên, để có thể triển khai bancassurance một cách thành công lại không hoàn toàn đơn giản. Vậy đâu là nguyên nhân, liệu có một "công thức thành công" hay đâu là những yếu tố quyết định thành công trong việc phát triển hợp tác và triển khai bancassurance hiệu quả tại Việt Nam?

Bancassurance - xu thế tất yếu khi tích hợp nhiều lợi ích

Bancassurance không phải là một khái niệm mới tại thị trường Việt Nam và có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này, đơn giản đó là việc phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Bancassurance phát triển đầu tiên ở Mỹ và các nước Châu Âu. Hiện nay, Bancassurance là một trong những kênh phát triển nhanh nhất ở hầu hết thị trường châu Á, đồng thời là kênh phân phối hàng đầu trong thị trường bảo hiểm này. Tại Việt Nam, Bancassurance đã bắt đầu phát triển trong 10 năm trở lại đây, tuy nhiên, để thực sự chỉ ra một điển hình thành công trong mô hình phân phối này thì chưa thực sự có một điển hình thành công nào thực sự nổi bật.

Bancassurance - Hiểu thế nào cho đúng?

Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu về Bancassurance, ví dụ như:       

Theo định nghĩa của LIMRA, Bancassurance là "một chiến lược được các ngân hàng hoặc các DNBH sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ phù hợp." Theo cách hiểu của Remark thì Bancassurance là việc "ngân hàng và DNBH hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách có hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng".

Trên thực tế Bancassurance có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là một chiến lược được các ngân hàng hoặc các DNBH sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở một mức độ nhất định. Một triết lý chung của bancassurance chính là sự kết hợp của khả năng phát triển sản phẩm và văn hóa bán hàng của các DNBH với mạng lưới phân phối và cơ sở khách hàng rộng lớn của các ngân hàng.

Tóm lại, Bancassurance được hiểu là việc ngân hàng và DNBH cùng hợp tác để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng-bảo hiểm cho cùng một cơ sở khách hàng. Bancassurance có thể được hiểu một cách đơn giản nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình thức hợp tác triển khai bancassurance mà hai bên cam kết thỏa thuận.

Bancassurance - Vì sao hấp dẫn?

Bancassurance hấp dẫn vì thỏa mãn nhu cầu của tất cả các bên liên quan: khách hàng, ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Đối với khách hàng, nhu cầu của khách hàng thường được thỏa mãn khi họ được tiếp cận tới một tổ chức "một cửa" cung cấp các dịch vụ tài chính. Ngoài tiền gửi, vay và các giao dịch thường xuyên, khách hàng ngày nay còn được bảo vệ khỏi các rủi ro trong cuộc sống do được tham gia các hợp đồng bảo hiểm với mức phí hợp lý và được cả DNBH và ngân hàng chăm sóc. Bancassurance giúp ngân hàng hoàn thiện vòng quay nhu cầu của khách hàng bằng việc đáp ứng đầy đủ 4 nền tảng dịch vụ chủ chốt: Cho vay, Giao dịch, Đầu tư, và Bảo vệ (Bảo hiểm)

Đối với Ngân hàng, việc phân phối sản phẩm bảo hiểm sẽ giúp củng cố lòng trung thành và tăng sự gắn bó của ngân hàng và khách hàng vì các sản phẩm bảo hiểm có kỳ hạn dài hơn các mức gửi tiết kiệm hay các khoản vay ở tại ngân hàng; giúp ngân hàng trở thành một "siêu thị tài chính một cửa" cung cấp các dịch vụ trọn gói, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, và đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nguồn thu từ hoa hồng cho ngân hàng và nhân viên ngân hàng.

Đối với Công ty bảo hiểm, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, đây là một kênh phân phối phức tạp, có khả năng mở rộng và hiệu quả, giúp gia tăng thị phần và doanh thu,  tiếp cận thêm với nguồn khách hàng mới của ngân hàng và tạo ra giá trị thương hiệu từ việc hợp tác liên kết (co-branding) với các ngân hàng.

Có thể nói rằng Bancassurance hấp dẫn bởi mang lại lợi ích, sự tiện lợi và làm thỏa mãn tất cả các bên tham gia: Khách hàng - Ngân hàng và Công ty bảo hiểm.

Bancassurance - Xu thế tất yếu?

Trên thế giới, bancassurance đã và đang nổi lên như một kênh phân phối chính cho các DNBH. Hoạt động Bancassurance có nhiều hình thức khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới tùy theo môi trường luật pháp, kinh tế và yếu tố về nhân khẩu học của từng quốc gia. Yếu tố nhân khẩu quyết định sản phẩm Bancassurance, tình hình kinh tế quyết định xu hướng về doanh số, thị phần,...trong khi đó môi trường pháp luật sẽ xác định phạm vi hoạt động Bancassurance. Ở hầu hết các nước đang phát triển, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đã phát triển nhanh hơn tất cả các kênh phân phối khác và tỷ lệ thâm nhập của bancassurance tại các thị trường có xu hướng ngày càng tăng.

Trong khu vực, theo ghi nhận tại Hội nghị Châu Á lần thứ 14 về "Bancassurance và kênh phân phối tiềm năng" vừa được tổ chức tại Indonesia, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, Bancassurance là một trong những kênh phát triển nhanh nhất ở hầu hết các thị trường tại Châu Á, đồng thời là kênh phân phối hàng đầu trong nhiều thị trường tại khu vực này. Tính đến nay, tỷ lệ đóng góp doanh thu phí bảo hiểm Bancassurance của các DNBHnhân thọ tại Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hồng Kông đã tăng lên hơn 50% so với mức 10% so với năm 2000. Đặc biệt, với thị trường có xuất phát điểm là 0% vào năm 2000 như Thái Lan, thì đến năm 2012, tỉ lệ đóng góp doanh thu phí bảo hiểm Bancassurance cho các DNBH nhân thọ tại đây cũng đã lên đến hơn 43%.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại tham gia phát triển mạnh mẽ kênh phân phối Bancassurance. Ngoài ra, Bancassurance đang trở thành một trào lưu và xu hướng tất yếu để các ngân hàng trong nước tìm tới một nguồn thu bổ sung bền vững và an toàn, thay vì dựa vào hoạt động tín dụng nhiều vốn, rủi ro cao. Những DNBH đang phát triển mạnh kênh phân phối này tại thị trường Việt Nam hiện nay là Bảo Việt, Prudential, Manulife, Prevoir, VCLI, Vietin-Aviva...

Các DNBH khác như Dai-ichi Life Việt Nam, ACE Life, AIA Việt Nam, Great Eastern, Hanwha Life... cũng đã vào cuộc và ký kết hợp tác với các ngân hàng khác nhau. Các dòng sản phẩm bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người, Bảo hiểm du lịch toàn cầu, Bảo hiểm hỗ trợ viện phí, Bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm nhà, bảo hiểm tín dụng tiêu dùng, bảo hiểm tài sản cầm cố thế chấp... ngày càng được phát triển đa dạng đã và đang được các doanh nghiệp phối hợp cung cấp cho  khách hàng và cũng đã được thị trường đón nhận.

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sau một thời gian triển khai kênh phân phối sản phẩm này đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, doanh thu phí bảo hiểm từ kênh Bancassurance đã không ngừng tăng lên. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các thỏa thuận hợp tác mới giữa doanh nghiệp bảo hiểm và Ngân hàng đã chứng minh cho sự phát triển nhanh chóng của xu hướng này.

Từ việc chỉ ký kết hợp tác mang để "truyền thông" và đánh bóng thương hiệu, thì gần đây hoạt động bancassurance đã đi vào chiều sâu và thực chất bằng việc doanh thu bancassurance ngày càng tăng lên và việc hình thành các DNBH- là các công ty con trực thuộc các ngân hàng và phân phối sản phẩm bảo hiểm qua các ngân hàng như BIC-BIDV, VCLI-Vietcombank, Bảo Ngân, AVIVA-Vietinbank, ABIC-Agribank.

Không chỉ xuất hiện ở phân khúc thị trường bảo hiểm nhân thọ, hiện nay tại phân khúc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, kênh Bancassurance còn phát triển với tốc độ nhanh hơn và đang được đánh giá là thành công hơn so với khối bảo hiểm nhân thọ do sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thường đơn giản, dễ bán hơn. Mặt khác, các ngân hàng cũng tỏ ra "chuộng" các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ để bảo vệ vốn vay cho chính ngân hàng.

Bảo Việt được biết đến như một trong những đơn vị tiên phong trong hợp tác bancassurance trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ với các ngân hàng uy tín như HSBC, Techcombank, Maritime Bank...và đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Năm 2012, Bảo hiểm Bảo Việt đạt 140 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm gốc từ bancassurance so với năm 2011, và dự kiến năm 2013, Bảo hiểm Bảo Việt sẽ đạt khoảng 180 tỷ đồng doanh thu, với mức tăng trưởng tương đương 28,5% so với năm 2012.

Với Bảo Việt Nhân thọ, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí khai thác mới luôn cao hơn 200%/năm và đã cùng các ngân hàng nghiên cứu, triển khai nhiều dòng sản phẩm kết hợp "ngân hàng-bảo hiểm" mang thương hiệu Bảo Việt có uy tín trên thị trường như "An Tâm Bảo Tín", "An Tâm Tiết Kiệm" (qua Ngân hàng Techcombank), bảo hiểm "Tình yêu cho con", và các dòng sản phẩm kết hợp qua Ngân hàng Bảo Việt cũng mang lại hiệu quả và nguồn thu đáng ghi nhận trong những năm vừa qua.

Bancassurance - yếu tố quyết định thành công

Triển khai và phát triển bancassurance luôn là một thách thức, dù ở thị trường đã phát triển hay thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, nếu thành công, bancassurance có khả năng giúp DNBH thiết lập một công cụ phân phối rộng lớn với chi phí hợp lý. Vì vậy, để có thể triển khai kênh phân phối này hiệu quả, cần có sự đầu tư nguồn lực tập trung vào bancassurance từ cả hai phía: DNBH và ngân hàng.

Tuy nhiên, thực tế triển khai bancassurance cho thấy, việc phát triển bancassurance một cách hiệu quả và thành công không đơn giản do có những yếu tố cản trở sự phát triển của bancassurance như: không có định hướng hay chiến lược phát triển bancassurance của ngân hàng và công ty bảo hiểm, thiếu sự hỗ trợ và cam kết từ phía ngân hàng, sản phẩm và quy trình không phù hợp và phức tạp, khó khăn trong việc tư vấn bảo hiểm, thiếu nhân lực chất lượng cao và có kinh nghiệm trong triển khai bancassurance, văn hóa và kỹ năng tư vấn bảo hiểm của nhân viên ngân hàng chưa chuyên nghiệp và chủ động, hiểu biết về sản phẩm và quy trình bảo hiểm còn hạn chế, phân bổ và cơ chế hoa hồng chưa tạo được động lực và thu hút nhân viên ngân hàng.

Bên cạnh đó, các rủi ro về thương hiệu khi kết hợp hình ảnh giữa ngân hàng và DNBH cũng là vấn đề được quan tâm trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng phần lớn đều gặp khó khăn ở các mảng kinh doanh.

Để triển khai bancassurance thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì vậy, để có thể tận dụng được lợi thế về chi phí và quy mô của mô hình phân phối này, cần có sự nghiên cứu và đúc kết các kinh nghiệm thực tế về những yếu tố quyết định thành công trong hợp tác và triển khai bancassurance như sau:

Hoạch định chiến lược và định hướng phát triển bancassurance rõ ràng

Bancassurance muốn thành công, cần có chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng. Bởi vì, Bancassurance khó có thể thành công khi DNBH và ngân hàng không xây dựng chiến lược và lộ trình triển khai, đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác bài bản, phù hợp với điều kiện mỗi bên và điều kiện thị trường.

Chính vì vậy, DNBH và ngân hàng cần thống nhất lộ trình và bước đi phù hợp để xây dựng mô hình hợp tác. Với công ty bảo hiểm, chiến lược phát triển bancassurance có thể nhằm tăng doanh thu, thúc đẩy tăng thị phần, đặc biệt là tạo ra kênh phân phối thay thế các kênh phân phối truyền thống trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh như hiện nay. Trong bối cảnh của cơn lốc suy thoái kinh tế, các DNBH đã học được cách thích nghi với thị trường.

Hầu hết các DNBH phi nhân thọ đều có chính sách tận dụng triệt để kênh bán lẻ để phân phối những sản phẩm bảo hiểm đáp ứng xu hướng của khách hàng. Để đẩy mạnh doanh thu, bán lẻ chính là chiến lược của nhiều DNBH phi nhân thọ và bancassurance là một lựa chọn cho hướng đi bán lẻ của DNBH đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

Tương tự với Ngân hàng, trong bối cảnh kinh doanh khó khăn và tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao như hiện nay, việc triển khai thêm các sản phẩm bảo hiểm vừa giúp ngân hàng tăng thêm doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm, vừa tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao chất lượng tư vấn và dịch vụ khách hàng. Chiến lược phát triển của ngân hàng, định vị khách hàng mục tiêu tập trung vào khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp DNBH lựa chọn và hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngân hàng và khách hàng.

Đối với Bảo Việt, đến năm 2015, mục tiêu phát triển bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm được định hình khá rõ trong chiến lược phát triển kinh doanh của mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ nên có sự đầu tư nguồn lực và ưu tiên phát triển cho lĩnh vực này. Chiến lược phát triển bancassurance và định hướng triển khai bancassurance cần được gắn vào chiến lược kinh doanh chung của DNBH và ngân hàng để đảm bảo cùng hướng đến mục tiêu chung và đầu tư cho tương lai của kênh phân phối mới.

Cam kết hợp tác chặt chẽ, lâu dài và thường xuyên từ các cấp

Một trong những thất bại từ hoạt động bancassurance là do cam kết hợp tác không được duy trì đều đặn và thường xuyên. Cam kết hợp tác không chỉ hiểu là cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất (Hội đồng Quản trị hay Tổng Giám đốc) mà còn ở các cấp hợp tác cấp Khối, Phòng, Ban...cụ thể như sau:

Cam kết có thể được thể hiện qua các hình thức ký hợp đồng phân phối hàng năm, ký giao ước thi đua quy định chỉ tiêu hàng năm giữa DNBH và ngân hàng cũng như của ngân hàng với từng chi nhánh. Ngoài, các bộ phận/các cấp cần có sự liên lạc, trao đổi thông tin thường xuyên, lãnh đạo cần gặp gỡ, đưa ra định hướng phát triển theo quý, hoặc theo tháng và cập nhật tình hình kinh doanh.

Các nhân viên kinh doanh, đại lý và chuyên gia bảo hiểm của DNBH phải thường xuyên thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kinh doanh tại các chi nhánh/điểm giao dịch của Ngân hàng. Đồng thời, cần có những cuộc họp của hai bên, các cấp để trao đổi và rút kinh nghiệm trong triển khai để việc hợp tác có hiệu quả. Nhiều đơn vị thực hiện ký kết hợp tác nhưng sau đó, không có sự duy trì quan hệ thường xuyên từ các cấp triển khai dẫn đến hiệu quả hợp tác không cao và sau đó không phát triển được bancassurance.

Đối với Bảo Việt, để có thể hợp tác bancassurance hiệu quả DNBH và Ngân hàng cùng triển khai thành lập tổ dự án hợp tác bancassurance và Bảo Việt đã thành lập và đầu tư nguồn nhân lực tốt cho Phòng Bancassurance chuyên trách về hoạt động bancassurance một cách hiệu quả và chuyên nghiệp để triển khai, theo dõi, giám sát có hiệu quả hoạt động phân phối bảo hiểm tại các ngân hàng. Quan hệ đối tác và điều phối hoạt động, triển khai hoạt động được thực hiện đồng bộ. Hai bên cần cam kết và kiên trì định hướng bán hàng hướng tới nhu cầu thể hiện trong tất cả các khâu: Thiết kế sản phẩm, chào phí, tư vấn bán hàng, phát hành quản lý hợp đồng, giải quyết bồi thường và dịch vụ sau bán hàng.

Xác định mô hình hợp tác phân phối phù hợp

DNBH và ngân hàng cần thống nhất mô hình phân phối có lợi cho cả hai bên, trong đó quy định rõ ràng về sản phẩm hợp tác, quy trình phối hợp, chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ cơ sở khách hàng, sự hỗ trợ và nguồn lực trong thời gian thỏa thuận trên cơ sở cân nhắc tới các yếu tố như mức độ cam kết từ đối tác; mạng lưới, năng lực phân phối sản phẩm, thương hiệu...Cam kết hợp tác của hai bên càng cao thì mô hình hợp tác phân phối sản phẩm càng sâu rộng và dài hạn.

Có rất nhiều cách khác nhau để xác định mô hình hợp tác phân phối giữa các DNBH và  ngân hàng. Cơ bản nhất là các Thỏa thuận Phân phối (Distribution agreement - ngân hàng phân chỉ phối sản phẩm bảo hiểm (sản phẩm liên kết hoặc sản phẩm bảo hiểm truyền thống) và hưởng hoa hồng, sau đó là Thỏa thuận Liên minh Chiến lược (Strategic Alliance - ngân hàng và DNBH sẽ hợp tác sâu hơn và mức độ chia sẻ thông tin hợp tác cao hơn) và cao nhất là Thỏa thuận Độc quyền (Exclusive Arrangement - hai bên sẽ có thỏa thuận rõ ràng về quyền sở hữu chung đối với sản phẩm và khách hàng.

Loại thỏa thuận này đòi hỏi hai bên đối tác có cam kết hợp tác bền vững lâu dài, và vì vậy, có thể thấy sẽ có sự đầu tư vào bán hàng, marketing, công nghệ thông tin, v.v). Ngoài ra, ngân hàng và DNBH có thể liên doanh thành lập DNBH mới để cơ sở khách hàng được chia sẻ hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm. Hoặc các ngân hàng có thể thành lập DNBH riêng để thiết kế, triển khai và phân phối sản phẩm bảo hiểm trong hệ thống của mình.

Tùy điều kiện và khả năng hợp tác, DNBH và ngân hàng sẽ lựa chọn mô hình hợp tác phù hợp, khi bắt đầu thiết lập quan hệ hợp tác để tìm hiểu nhu cầu hai bên có thể ký thỏa thuận phân phối trong ngắn hạn, sau đó, sẽ nâng cấp lên mức độ cao hơn.

Cụ thể như tại thị trường Việt Nam, vừa qua, Prudential và Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) đã ký kết hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng này sau 2 năm quan hệ phân phối bảo hiểm qua MSB. Thỏa thuận hợp tác độc quyền sẽ là mục tiêu cho tất cả các quan hệ đối tác muốn hướng đến. Hoặc xu hướng như các DNBH được thành lập từ các ngân hàng lớn như ABIC, Bảo Ngân, BIC, Vietcombank Cardif...tạo ra một thị trường bancassurance thực sự sôi động tại Việt Nam thời gian vừa qua.

Kế hoạch và mục tiêu triển khai cụ thể, cơ chế hợp tác rõ ràng

Chiến lược phát triển bancassurance đã được hoạch định, cam kết hợp tác của ngân hàng và DNBH cao, mô hình phân phối đã được định vị rõ ràng nhưng nếu không có mục tiêu và kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn thì việc hợp tác bancassurance khó khả thi.

Vì lẽ đó, mục tiêu, kế hoạch và lộ trình triển khai cần được hoạch định và tuân theo kế hoạch kinh doanh của ngân hàng và DNBH theo tháng, quý, và hàng năm. Ví dụ: năm 2011, tập trung phân phối bảo hiểm phi nhân thọ cho khối khách hàng cá nhân của Ngân hàng; năm 2012, triển khai 3 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho khối khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng và triển khai thí điểm mô hình Chuyên gia bảo hiểm cho các dòng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống tại Miền Bắc, năm 2013, tập trung phân phối bảo hiểm cá nhân cho khách hàng VIP của ngân hàng...

Nguồn lực, thời gian, chi phí cần được chi tiết hóa và có cam kết của hai bên. Ngoài ra, cần xác định doanh thu và giao KPIs cho từng chi nhánh, cán bộ kèm cơ chế thưởng phạt rõ ràng để có thẩy thúc đẩy triển khai bancassurance hiệu quả và phân rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên. Cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin cũng cần được quy định rõ và nếu các đơn vị không hoàn thành kế hoạch đã giao sẽ cần được hỗ trợ nhiều hơn để có thể thúc đẩy hợp tác hiệu quả.

Tóm lại, muốn triển khai bancassurance thành công, DNBH  và  Ngân hàng cần rõ mục tiêu và kế hoạch phát triển cũng như có  kế hoạch triển khai sản phẩm, marketing, đào tạo và hỗ trợ bán hàng với nguồn lực  phù hợp và hoàn thành được kế hoạch kinh doanh đã đặt ra với thời gian thực hiện cụ thể, rõ ràng.

Lựa chọn nhân sự đủ năng lực và "đam mê" Bancassurance

Con người là yếu tố quan trọng và luôn được coi là yếu tố quyết định thành công trong bất kỳ dự án nào. Với DNBH, những cán bộ và quản lý bancassurance cần là những người tâm huyết, nhiệt tình và bởi bancassurance là chiến lược lâu dài, kênh phân phối này cần nguồn lực có kỹ năng cao, thể hiện được niềm đam mê và cam kết với công việc ngoài những kiến thức về bảo hiểm và ngân hàng và các kỹ năng cần thiết để giao tiếp, tư vấn và bán bảo hiểm hoặc hỗ trợ bán hàng.

Với ngân hàng, yếu tố con người càng quan trọng bởi doanh thu từ bancassurance thường không lớn so với tỷ trọng doanh thu mang lại từ hoạt đông ngân hàng nên việc phân bổ nguồn lực và cán bộ/bộ phận điều phối bancassurance là vô cùng quan trọng. Chính họ sẽ là nhân tố mang lại thành công để điều phối, theo dõi giao chỉ tiêu và khắc phục các khó khăn trong triển khai bán bảo hiểm tại ngân hàng.

Ngoài ra, các cán bộ kinh doanh của Ngân hàng cũng cần được trang bị kỹ năng về sản phẩm bảo hiểm, kỹ năng tư vấn và thuyết phục khách hàng hoặc được cấp chứng chỉ phân phối bảo hiểm. Các vị trí và mô hình tổ chức trong bộ phận bancassurance tại ngân hàng và DNBH cần được phân định rõ và lựa chọn "đúng người, đúng việc" để triển khai bancassurance hiệu quả.

Từ đó, DNBH và Ngân hàng cần lựa chọn cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết "làm đầu mối"  và  hệ thống tổ chức bộ phận/phòng ban chức năng về bancassurance để điều phối và thúc đẩy việc triển khai bancassurance tại Ngân hàng.

Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm đơn giản, phù hợp nhu cầu của ngân hàng và khách hàng

Sản phẩm được coi là yếu tố quan trọng nhất để triển khai bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Có hai điểm cần được quan tâm  trong lựa chọn sản phẩm để phân phối qua kênh bancassurance:

Một là, sản phẩm phải đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và đảm bảo nhân viên  ngân hàng vốn đã rất bận rộn vẫn có thể nắm  được,  những dòng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cá nhân như bảo hiểm ôtô, xe máy, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, hoặc những dòng sản phẩm bảo hiểm tử kỳ của bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm cho người đi vay, bảo hiểm cho người gửi tiền hoàn toàn đáp ứng được việc triển khai cho bộ phận khách hàng cá nhân của ngân hàng với số lượng lớn và doanh thu phí ở mức thấp.

Những dòng sản phẩm này chủ  yếu được ngân hàng ưa chuộng trong thời gian hợp tác ban đầu hoặc mới triển khai bancassurance để nâng cao  nhận thức của cán bộ ngân hàng và nhân viên ngân hàng về việc phân phối và tham gia bảo hiểm tại ngân hàng. Thậm chí, nhiều ngân hàng có thể mua làm quà tặng như một chương trình khuyến mại cho khách hàng. Các sản phẩm bảo hiểm con người, sức khỏe, tai nạn, xe cơ giới bán qua ngân hàng sẽ phù hợp và đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Xuất phát từ nhu cầu khách hàng, hai bên có thể trao đổi và thiết kế những dòng sản phẩm chung thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với dịch vụ ngân hàng kết hợp bảo hiểm khi gửi tiết kiệm, khi đi vay.

Hai là, mục tiêu của ngân hàng và DNBH cuối cùng vẫn là hiệu quả kinh doanh hay nói cách khác là phải "có lãi", muốn như vậy, sản phẩm phải có giá trị cao để giúp ngân hàng thu được doanh thu từ hoa hồng hợp lý đảm bảo vốn đầu tư cho bancassurance cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Những sản phẩm có thể có giá trị lớn và hoa hồng cao là những  gói bảo hiểm cho khách hàng  doanh nghiệp như tòa nhà, trụ sở, tàu, hàng không hoặc những hợp đồng  bảo hiểm nhân thọ truyền thống được phân phối qua ngân hàng.

Muốn thành công trong phân phối sản phẩm bảo hiểm của ngân hàng cần có kế hoạch và chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa, một điều quan trọng là cơ chế hoa hồng qua ngân hàng cũng được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh xung đột với kênh đại lý hoặc cơ chế lương, thưởng của ngân hàng. Việc này rất khó và các ngân hàng thường phân bổ hoa hồng để tạo động lực cho nhân viên ngân hàng bán sản phẩm hoặc đề ra chỉ tiêu bán bảo hiểm hoặc triển khai các chương trình thi đua khuyến khích bán hàng.

Một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi phát triển các sản phẩm cho bancassurance đó là: thỏa thuận về sản phẩm phân phối, tài liệu tóm tắt về sản phẩm và tài liệu hướng dẫn bán hàng đơn giản, sản phẩm được thiết kế riêng biệt cho ngân hàng, kết hợp thương hiệu (Co-branded) cho ngân hàng, sản phẩm được quảng cáo tại quầy của ngân hàng, phí bảo hiểm phù hợp. Ngân hàng cùng DNBH hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng, có thể kết hợp thương hiệu (co-branding) hoặc tạo ra dòng sản phẩm độc quyền triển khai qua ngân hàng để tạo  sự khác biệt và hấp dẫn khách hàng hơn.

Lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm liên kết (ngân hàng - bảo hiểm) để tăng số lượng khách hàng hoặc lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm truyền thống để phân phối qua ngân hàng giúp tăng doanh thu nhanh chóng sẽ là yếu tố tiên quyết giúp xác định bancassurance sẽ thành công hay thất bại. Sản phẩm/dịch vụ của DNBH phân phối qua ngân hàng cần đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng  và nhu cầu của ngân hàng.

Lựa chọn mô hình và phương thức phân phối sản phẩm phù hợp

Lựa chọn sản phẩm phù hợp để phân phối qua ngân hàng, nhưng nếu không lựa chọn được mô hình phân phối phù hợp để triển khai sản phẩm thì sẽ không thể thành công. Mỗi mô hình và phương thức phân phối sẽ có ưu và nhược điểm riêng nhưng tựu chung lại cần phù hợp với đặc điểm của thị trường.

Có thể phân định được 5 mô hình kinh doanh cơ bản dành cho phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, bao gồm:

(1) Mô hình giới thiệu:Nhân viên ngân hàng giới thiệu khách hàng cho Chuyên gia bảo hiểm bán và hưởng hoa hồng giới thiệu.DNBH qua mô hình này có thể tiếp xúc với nguồn khách hàng tiềm năng là khách hàng của Ngân hàng thay vì phải tự đi tìm kiếm khách hàng trên thị trường.

(2) Đại lý bảo hiểm làm việc tại ngân hàng: Tùy chiến lược bancassurance của từng ngân hàng, một số ngân hàng chưa đầu tư hoặc dành quá nhiều nguồn lực cho việc kinh doanh bảo hiểm, DNBH cử các đại lý/Chuyên gia bảo hiểm của mình đến ngân hàng để thực hiện bán hiểm. Trong khi ngân hàng có xu hướng làm người giới thiệu khách hàng thì đại lý làm việc tại ngân hàng hoạt động như người thực sự thực hiện việc bán bảo hiểm (sales converters). Điều này đảm bảo việc chốt hợp đồng được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

(3) Mô hình bán hàng toàn thời gian:Nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm, các nhân viên ngân hàng được đào tạo để có khả năng bán và tư vấn các sản phẩm bảo hiểm. Các nhân viên kinh doanh được đào tạo đầy đủ về cả sản phẩm và các kỹ năng mềm, và có thể được cấp chứng chỉ bán bảo hiểm như đại lý chuyên nghiệp và có khả năng đánh giá nhu cầu của khách hàng và giới thiệu nhiều sản phẩm có phạm vi rộng hơn. Điều này giúp nhân viên ngân hàng tăng kỹ năng bán hàng và khả năng chốt hợp đồng của nhân viên ngân hàng cũng cao hơn do họ đã có sẵn mối quan hệ với khách hàng.

(4) Mô hình tích hợp:Nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm với sự trợ giúp của Chuyên gia bảo hiểm. Theo mô hình này tính các sản phẩm sẽ được bán bởi các nhân viên ngân hàng mà ở đó nhân viên phục vụ khách hàng tại quầy sẽ phối hợp với nhân viên bảo hiểm bên trong. Mô hình này dựa trên các sản phẩm bảo hiểm được kết hợp với các sản phẩm ngân hàng, và được tích hợp với các dịch vụ tư vấn và quản lý tài sản (wealth management) của ngân hàng. Mô hình này được coi là hiệu quả nhất và đảm bảo cho mức độ thâm nhập cao hơn và trải nghiệm khách hàng tốt nhất.

(5) Mô hình Outbound Telemarketing:Nhân viên chủ động gọi cho khách hàng

Mô hình Outbound Telemarketing nhắm mục tiêu vào khách hàng không tới ngân hàng và phụ thuộc đáng kể vào chất lượng cơ sở dữ liệu khách hàng do ngân hàng cung cấp. Mô hình này cung cấp một Up-selling (bán thêm sản phẩm cho khách hàng có sẵn) dài hạn tốt hơn và tiềm năng bán chéo với chi phí thấp.

Phần lớn các DNBH thành công trong bancassurance đều thiết lập hệ thống Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc - KPI (Key Performance Indicator) cho các nhân viên bancassurance, trong đó bao gồm các chỉ tiêu như tỷ lệ khách hàng giới thiệu, giá trị hợp đồng, số lượng hợp đồng, tỷ lệ duy trì hợp đồng, tỷ lệ tái tục. Quản lý hiệu quả phân phối của ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến chế độ thưởng và chính sách ưu đãi cho cán bộ ngân hàng tham gia bảo hiểm.

Chính vì lý do đó, lựa chọn mô hình phân phối phù hợp là rất quan trọng trong phát triển bancassurance, mô hình và chiến lược cần được đánh giá và phân tích thường xuyên để phù hợp với văn hóa bán hàng của ngân hàng và sự hỗ trợ của công ty bảo hiểm để đảm bảo hiệu quả trong triển khai hợp tác. Bản chất phát triển của hoạt động bancassurance tại các chi nhánh ngân hàng là tạo ra cách thức để thiết lập mô hình phân phối bán lẻ, và hỗ trợ ngân hàng tăng cường khả năng phân phối và kỹ năng bán hàng. Bởi vì khi nhân viên cán bộ ngân hàng tư vấn và bán thành công sản phẩm bảo hiểm thì các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng sẽ trở nên rất đơn giản với họ.

Đẩy mạnh hoạt độngmarketing, quảng cáo và xúc tiến bán hàng

Hoạt động marketing về bancassurance liên quan đến việc định vị để tăng sự nhận biết về việc tham gia bảo hiểm qua ngân hàng. Chiến lược marketing hiệu quả sẽ quyết định hiệu quả trong triển khai bancassurance bao gồm từ việc quảng bá về hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, ra mắt và triển khai sản phẩm, tăng cường kết hợp khuyến mãi và định vị chiến lược sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng, đề ra các chương trình quảng bá, khuyến mại cho khách hàng và chương trình thi đua bán hàng trong nội bộ.

Một chiến lược marketing trong bancassurance cần thỏa mãn khách hàng, Kênh đối tác, Sản phẩm, Thương hiệu và quảng cáo như tăng cường điểm tiếp xúc với khách hàng qua trang website, trên internet. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi, xúc tiến bán hàng cần được thiết kế và kích hoạt với phân  khúc khách hàng cụ thể bằng những thông điệp phù hợp, để tăng doanh thu. Các công cụ marketing trực tiếp như bưu phẩm trực tiếp, SMS, thư điện tử là những cách để hút khách hàng nội bộ như tại các ngân hàng đối tác. Các điểm bán hàng, chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng cần có thông tin và hình ảnh tạo sự nhận biết thương hiệu của cả hai bên và thông tin về việc phân phối bảo hiểm tại ngân hàng.

Marketing cũng có thể hỗ trợ các ngân hàng phân phối sử dụng các chương trình giới thiệu khách hàng và các chiến dịch duy trì khách hàng. Nhằm tạo ra tiếng vang và sự nhận biết thương hiệu, marketing lý tưởng cần tạo ra được những tài liệu bán hàng, các công cụ bán hàng và hỗ trợ việc nghiên cứu sản phẩm trước khi phát triển sản phẩm. Cuối cùng, chức năng của marketing là liên kết với ngân hàng phân phối và hướng tới việc quản lý thương hiệu, sự nhận biết thương hiệu, và tất cả các hình thức quản cáo - như quảng cáo truyền hình, quảng cáo ngoài trời.

Marketing lúc nào cũng cần thiết, DNBH và Ngân hàng cần phối hợp để có kế hoạch marketing cụ thể trong đó xác định rõ mục tiêu để tăng nhận biết thương hiệu hay tăng doanh thu bán hàng. Kế hoạch triển khai, ngân sách và thời gian thực hiện đều cần được phê duyệt và có sự đồng thuận của hai bên.

Tăng cườngđào tạo kỹ năng và hỗ trợ bán hàng

Đào tạo luôn là yếu tố then chốt giúp bancassurance thành công. Các DNBH phải thường xuyên đào tạo và hỗ trợ bán hàng cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng liên tục để đảm bảo kiến thức sản phẩm, quy trình được phổ biến và đặc biệt là việc trang bị các kỹ năng, kinh nghiệm cần có trong hoạt động bảo hiểm cần được chia sẻ thường xuyên và liên tục như: Chương trình cơ bản về bảo hiểm, các khóa đào tạo về kỹ năng bán hàng và kinh nghiệm xử lý từ chối khi khách hàng không có nhu cầu tham gia bảo hiểm, các khóa đào tạo nâng cao để phục vụ khách hàng VIP.....

Việc DNBH phối hợp với các ngân hàng tổ chức chương trình đào tạo cơ bản để trang bị kiến thức về sản phẩm, quy trình, kỹ năng bán hàng, kỹ năng tư vấn, quản lý và huấn luyện cho từng cấp quản lý, cấp thực hiện trong ngân hàng là thực sự cần thiết. Ngoài ra, không chỉ đào tạo hay tổ chức hội thảo mà DNBH cần liên tục cử cán bộ hỗ trợ đào tạo tại chi nhánh/Phòng giao dịch của ngân hàng thường xuyên để nhân viên ngân hàng được  hỗ trợ thực tế khi tư vấn bảo hiểm về kỹ năng bán hàng cá nhân, kỹ năng giới thiệu khách hàng, xác đinh và định vị nhu cầu khách hàng và kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng Quản lý, theo dõi và hỗ trợ bán hàng, kỹ năng quản lý bán hàng theo mục tiêu kinh doanh.

Do đó, DNBH và Ngân hàng cần phân tích nhu cầu đào tạo và xây dựng bản đồ học tập về  bancassurance cho các vị trí làm việc tại ngân hàng phân phối bảo hiểm và lập kế hoạch thời gian đào tạo cụ thể theo nhu cầu của ngân hàng. Không chỉ có vậy, việc đào tạo và hỗ trợ sau đào tạo thường xuyên và liên tục  sẽ giúp nhân viên ngân hàng tự tin khi tư vấn bảo hiểm.

Quy trìnhphối hợp đơn giản - dễ hiểu và dễ áp dụng

DNBH và ngân hàng phải thống nhất và xác định hệ thống vận hành hoạt động trơn chu, đảm bảo luân chuyển dữ liệu chứng từ tuân thủ yêu cầu của quy trình nghiệp vụ, triển khai nhanh chóng và đồng bộ các giải pháp mà hai bên mong muốn, thanh toán và quyết toán tài chính nhanh và chính xác. Hai bên cùng xây dựng các chương trình và chính sách khách hàng phù hợp với hoạt động chung của ngân hàng để tạo dựng hình ảnh sản phẩm bảo hiểm trong ngân hàng trở nên quen thuộc với khách hàng.

Quy trình cung cấp dịch vụ không chỉ quan trọng trong việc đẩy mạnh doanh số mà quan trọng nhất là trong việc tạo sự tự tin cho các nhân viên ngân hàng trong phân phối bảo hiểm. Do đó, quy trình đơn giản và nhanh chóng, và cần tích hợp quy trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm tương tự với quy trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng.  Quy trình đưa ra cần đảm bảo tạo hiệu quả cho việc nhận biết nhu cầu khách hàng và bán hàng, quy trình thẩm định và phát hành hợp đồng cần được tối giản. Ngoài ra, cần nghiên cứu về khả năng tích hợp công nghệ để giản lược các bước không cần thiết trong việc phối hợp giữa các bên.

Do đó, quy trình bán hàng và cung cấp dịch vụ cần được đơn giản hóa, việc hỗ trợ bán hàng như thông tin liên lạc, tích hợp với các hệ thống ngân hàng và quy trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng, đơn giản hóa quy trình đánh giá rủi ro và xử lý đơn yêu cầu bảo hiểm, đường dây nóng dành cho khách hàng để phản ánh các vấn đề về dịch vụ, và thỏa thuận cam kết dịch vụ: (SLA - Service Level Agreements) là văn bản quan trọng để xác định chất lượng kết quả công việc thực hiện bởi ngân hàng đối tác và công ty bảo hiểm để tạo sự khác biệt và đảm bảo sự hài lòng của đối tác, khách hàng.

Do đó, DNBH và Ngân hàng cần xem xét lại quy trình bán hàng và  tích hợp các sản phẩm bảo hiểm với danh mục khách hàng của ngân hàng, và đảm bảo quy trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm giống với quy trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng phân phối.

Tóm lại, sẽ không có một "công thức thành công" hay chỉ có "10 hay 100" yếu tố quyết định thành công cho hợp tác và triển khai bancassurance hiệu quả? Bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vào điều kiện thị trường và vào nỗ lực của cả hai bên Ngân hàng và Bảo hiểm. Chính vì vậy, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách lựa chọn và điều chỉnh chiến lược bancassurance riêng của mình để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín doanh nghiệp.

Tuy vậy, cũng như một "cuộc hôn nhân"giữa ngân hàng và bảo hiểm, cần có sự "đồng lòng" của hai bên để cùng phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chung trên cơ sở thỏa mãn các mục tiêu riêng của doanh nghiệp bảo hiểm, của ngân hàng và hơn cả là làm hài lòng khách hàng -"những thượng đế khó tính" - cần sự chăm sóc của cả hai phía Ngân hàng - Bảo hiểm.

Tài liệu tham khảo

Davis International Banking Consultant (2008).

LIMRA bancassurance report (2009).

Bancassurance - Hiệu quả tới đâu? Nguyễn Quân - Thời báo kinh tế Sài Gòn (2012)

Phát triển kênh phân phối Bancassurance - Xu thế tất yếu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ giai đoạn hội nhập quốc tế - Phan Hồ Trung (2012)

Bancassurance: a winning formular - Earnst&Young UK, September 2010.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2010,2011,2012,2013), Số liệu thị trường bảo hiểm Việt Nam

TS. Nguyễn Hữu Hiểu (2009), Tìm hiểu bancassuance dưới góc độ ngân hàng, cổng thông tin điện tử Vietinbank, 2009.

Nguyễn Thu Phương (2009), Bancassurance ở Châu Á, Thái Bình Dương, chờ sự đón nhận tại thị trường Việt Nam, diễn đàn Luật Tài chính, 2009.

Lương Xuân Trường (2006), Bancassurance - cách thức kết hợp các dịch vụ tài chính " một cửa" hiệu quả, Tạp chí Bảo hiểm số 04/2005, số 01/2006.

Từ khoá: lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ kết hợp thị trường tài chính cung cấp dịch vụ bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm kiến thức triển khai thí điểm kênh phân phối sản phẩm cung cấp hàng không kênh phân phối đối tác bảo hiểm xe nhu cầu người bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ rủi ro trong cuộc sống tư vấn bảo hiểm tiết kiệm kinh nghiệm văn hoá bảo hiểm du lịch vụ bảo hiểm hiệu quả hội đồng quản trị phân phối sản phẩm bảo hiểm chương trình khuyến mại tham gia bảo hiểm bảo hiểm bảo hiểm xe hơi độc quyền thị trường bảo hiểm phi nhân thọ gói bảo hiểm lựa chọn bảo hiểm ôtô hình thức lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phí bảo hiểm thị trường việt nam hợp đồng bảo hiểm chuyên gia khách hàng mới bảo hiểm nhà bán bảo hiểm marketing bảo việt nhân thọ công nghệ thông tin nhà bảo hiểm đại lý bảo hiểm doanh thu chuyên gia bảo hiểm hội nhập quốc tế nâng cao chất lượng tiềm năng phí bảo hiểm gốc chất lượng tai nạn sản phẩm bảo hiểm xây dựng thị trường bảo hiểm nhân thọ hợp tác hình ảnh chất lượng cao khối bảo hiểm nhân thọ khách hàng tiềm năng hiệp hội bảo hiểm việt nam phát triển thị trường thị trường tiềm năng bảo hiểm sức khỏe bảo hiểm cá nhân khó khăn chính sách sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ việt nam hợp đồng chiến lược cá nhân đánh giá rủi ro nhân viên bảo hiểm nghiên cứu bảo hiểm tín dụng triển khai sản phẩm hấp dẫn quy định đa dạng hoá sản phẩm chuyên nghiệp hiệp hội bảo hiểm liên kết bảo hiểm tai nạn bộ tài chính thị trường bảo hiểm doanh nghiệp chi phí thị trường châu á thương hiệu quy trình hoa hồng bảo hiểm bảo hiểm bảo việt kinh doanh tài chính hoạt động bảo hiểm chiến lược phát triển tăng trưởng doanh thu dnbh bancassurance bảo hiểm nhân thọ quan trọng ngân hàng aia việt nam nhân viên kinh tế sản phẩm doanh nghiệp bảo hiểm thị phần đồng bảo hiểm nhân thọ vì khách hàng kỹ năng triển khai bảo việt bảo hiểm du lịch toàn cầu bảo hiểm con người tín dụng thông tin đào tạo suy thoái kinh tế bảo hiểm gốc khách hàng doanh nghiệp dịch vụ giải quyết bồi thường kế hoạch thiết kế sản phẩm bão quảng cáo phi nhân thọ nhu cầu của khách hàng doanh thu phí bảo hiểm gốc bảo hiểm phi nhân thọ gia quyết định khách hàng cá nhân kinh doanh bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm thế giới hiệu quả kinh doanh dịch vụ tài chính bảo hiểm tài sản mô hình tổ chức dịch vụ bảo hiểm khách hàng sức khỏe công ty thành công công ty bảo hiểm tổng giám đốc duy trì hợp đồng