Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

SCIC phải "gánh nợ" các khoản đầu tư vào bảo hiểm, ngân hàng của DNNN

Là nội dung trong Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 6/3/2014.

Tin mới

Chuyện trò với nữ môi giới Chứng khoán nhân ngày 8/3Chuyện trò với nữ môi giới Chứng khoán nhân ngày 8/3

Những dấu ấn 9 năm HNXNhững dấu ấn 9 năm HNX

Maybank Kim Eng: Đầu tư vào Việt Nam còn khá hấp dẫnMaybank Kim Eng: Đầu tư vào Việt Nam còn khá hấp dẫn

Là nội dung trong Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 6/3/2014.

Ngày 6/3/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 15 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Việc thoái vốn được yêu cầu đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch và hiệu quả. Đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng không thu hồi đủ giá trị vốn ghi trên sổ sách thì thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính theo chế độ hiện hành và lập phương án thoái vốn trình cấp có thẩm quyền.

Đối với hoạt động thoái vốn ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện các giải pháp sau:

- Được phép thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toáncủa doanh nghiệp sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định.

- Trong trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian là các công ty chứng khoán bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp. Nếu đấu giá không thành công, doanh nghiệp báo cáo chủ sở hữu xem xét quyết định bán thỏa thuận.

- Đối với số cổ phần đầu tư vào các công ty đại chúng có hoạt động kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp nhà nước được phép chào bán ra công chúng.

- Đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng, tổng công ty nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

Đặc biệt, SCIC được Chính phủ giao trọng trách "xem xét, mua lại" các khoản đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng mà chưa thoái vốn thành công theo các biện pháp nói trên. Giá mua được xác định theo giá thị trường nhưng không cao hơn giá trị sổ sách trừ đi khoản dự phòng giảm giá đầu tư đã được trích lập đầy đủ theo quy định.

Nghị quyết bổ sung, nếu tại thời điểm tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước chuyển nhượng khoản đầu tư cho SCIC nếu chưa trích lập hoặc trích lập chưa đủ dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước buộc phải trích lập bổ sung cho đến khi đủ.

Như vậy, chỉ duy nhất trường hợp đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp Nhà nước mới có lối thoát tương đối triệt để, gần như đảm bảo sẽ thoái vốn thành công. Tuy nhiên, giá mua vẫn được xác định tương tự như việc thoái vốn khỏi các lĩnh vực khác, và các doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung không có lợi gì nhiều từ phương án này. Họ vẫn phải bán theo giá trị thị trường, vẫn phải trích lập đầy đủ trong việc cổ phiếu giảm giá...

Minh Thư

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khoá: nhà nước dự phòng cổ phần công ty cổ phần đầu tư tài chính bão thị trường thành công tài chính giảm giá ngân hàng công ty lĩnh vực tài chính gia tổng công ty nhà nước doanh nghiệp nhà nước chính phủ doanh nghiệp lĩnh vực bảo hiểm công ty nhà nước thoái vốn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét