Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Học tại Brunei Darussalam

Đại sứ quán Brunei Darussalam tại Hà Nội thông báo tuyển sinh chương trình học bổng ĐH và sau ĐH năm 2014 tại 3 cơ sở đào tạo của nước này, gồm: Universiti Brunei Darussalam (UBD), Universiti Islam Sultan Sharif Ali (UNISSA) và Institut Teknologi Brunei (ITB).

Các học bổng toàn phần gồm vé máy bay khứ hồi, học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và tài liệu học tập. Ứng viên phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 hoặc TOEFL 550 trở lên.

Ưu tiên người có thành tích nghiên cứu khoa học, đoạt các giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên và cả những đối tượng ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy của Bộ GD-ĐT.

Nộp hồ sơ trước ngày 11.1.2014. Thông tin thêm xem tại www.moet.gov.vn. 

Hà Ánh

>> Chương trình của chính phủ Brunei Darussalam

>> Việt Nam - Brunei Darussalam tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực

Từ khoá: phí bảo hiểm

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Vinare còn lãi bao nhiêu khi bị ép thoái vốn?

(ĐTCK) Việc Vinare bị phía Samsung ép thoái hết 50% vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (SVI) sau một thời gian thương thảo căng thẳng kéo dài, cuối cùng đã có hồi kết.

    Hai năm qua, SVI lãi hơn 170 tỷ đồng/năm trên vốn điều lệ 300 tỷ đồng

    Vinare sẽ chỉ thoái 25% vốn và được chấp thuận giữ lại 25% vốn tại SVI. Và câu hỏi đặt ra là vì sao lại có câu chuyện này và sau khi thoái một phần vốn tại "con gà đẻ trứng vàng" SVI, Vinare có bị giảm lãi hàng năm hay không?

    Vì đâu nên nỗi?

    Năm 2003, SVI chính thức được cấp phép hoạt động, với 2 thành viên góp vốn là Vinare (50%) và Công ty Bảo hiểm Samsung Fire & Marine (gọi tắt là Samsung), góp 50%. Từ khi thành lập đến nay, ngoại trừ năm đầu lỗ hơn 20.000 USD, lãi tại SVI đã tăng dần hàng năm, đặc biệt 3 năm gần đây, lợi suất trên vốn luôn cao nhất thị trường (năm 2011, 2012 đều lãi hơn 170 tỷ đồng trên cùng mức vốn 300 tỷ đồng).

    Suốt 11 năm qua, không kể thời gian đầu bỡ ngỡ vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, phải nương nhờ vào Vinare, thì sau đó, với lợi thế sẵn có của mình, Samsung đã "tự thân vận động", lặng lẽ tạo nên con số lợi nhuận khủng qua các năm cho SVI.

    Trong khi đó, cùng góp 50% vốn, với lợi ích được hưởng là tương đương, nhưng Vinare hầu như không có đóng góp đáng kể trong khoản lợi nhuận chung của SVI. Bởi lẽ, 100% dịch vụ bảo hiểm mà SVI nhận được đều đến từ Samsung cùng các đối tác của Samsung và các DN Hàn Quốc.

    Với kết quả đạt được, SVI được đánh giá là liên doanh bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động hiệu quả nhất, xét trên nhiều chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận/vốn điều lệ.

    Đồng thời, đây cũng là doanh nghiệp có lãi lớn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong bối cảnh các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như lỗ từ hoạt động này, hoặc có lãi thì cũng ở mức khiêm tốn.

    Đó chính là lý do khiến Samsung nung nấu ý định nâng tỷ lệ sở hữu tại SVI lên đến 100% để được toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh tại DN này.

    Với việc "ép" Vinare bán hết phần vốn góp tại SVI, không ít ý kiến cho rằng, Samsung quá nặng về yếu tố lợi ích kinh tế và về lý, nếu chỉ xét trên nguyên tắc đối vốn thì tiếng nói của hai bên phải là như nhau. Căng thẳng phát sinh khi một bên muốn giữ vốn tại SVI (Vinare), một bên muốn thâu tóm hoàn toàn SVI (Samsung) đã diễn ra suốt 5 tháng qua.

    Cuối cùng, với nỗ lực thương thảo của Ban lãnh đạo Vinare, người đại diện phần vốn của Vinare tại SVI là ông Trần Phan Việt Hải (cũng là Phó tổng giám đốc SVI) cùng ý chí giữ vốn tại SVI của các cổ đông lớn Vinare như SCIC (nắm 40,36% vốn tại Vinare) hay Swiss Re (nắm 25%), căng thẳng đã có lời kết: Vinare sẽ chỉ thoái 25% vốn góp tại SVI, được giữ lại 25% vốn góp tại DN này, còn Samsung sẽ nâng sở hữu tại SVI lên 75%, chứ không phải 100% như mục tiêu đặt ra.

    Cần nói thêm rằng, kết quả mua lại 25% vốn tại SVI không phải là điều mong muốn của Samsung, nhưng đó là phương án cân bằng và phù hợp nhất với 2 bên lúc này. Nhưng việc giảm sở hữu tại SVI có khiến Vinare giảm lợi nhuận hàng năm hay không, là một bài toán mới của Vinare.

     

    Vinare có giảm lãi?

    Theo nguồn tin ĐTCK có được, 2 bên đang trong quá trình hoàn tất giấy phép kinh doanh theo cơ cấu sở hữu mới (Vinare nắm 25%, Samsung 75%) và việc giảm bớt 25% vốn này sẽ được phản ánh vào kết quả lợi nhuận của Vinare kể từ năm 2014.

    Chia sẻ với ĐTCK, đại diện Vinare cho biết, do giao dịch chưa chính thức hoàn tất nên chưa thể bình luận gì vào lúc này. Mặc dù vậy, theo tìm hiểu của ĐTCK, xét trong ngắn hạn (trong năm 2014) thì việc giảm lợi nhuận của Vinare là có, nhưng có thể không lớn.

    Với việc nhượng lại 25% cổ phần đang nắm giữ tại SVI cho Samsung, Vinare sẽ thu về khoảng 240 tỷ đồng. Khoản tiền này nếu chỉ gửi tiết kiệm không thôi thì mỗi năm cũng tạo ra gần 30 tỷ đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó, với 25% vốn còn lại tại SVI, quy trên phần lợi ích được hưởng, nếu lợi nhuận năm 2014 và các năm tiếp theo tương đương lợi nhuận đạt được của SVI trong năm 2013 (khoảng 180 tỷ đồng), thì lợi nhuận thu về của Vinare xấp xỉ 45 tỷ đồng.

    Các ước tính này cho thấy, dù thay đổi cơ cấu sở hữu tại SVI, nhưng lợi nhuận tổng thể mà Vinare thu được từ mối liên doanh với SVI sẽ không thấp hơn quá nhiều so với những gì Vinare đã nhận hàng năm.

     

    ... Hay ảnh hưởng nào khác?

    Dễ dàng nhận thấy, nhờ có SVI mà nhiều năm qua, mỗi năm doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của Vinare là không nhỏ. 11 năm qua, SVI đã đưa dịch vụ tái bảo hiểm về Vinare với tổng số phí là 946 tỷ đồng (hơn 43 triệu USD), với chất lượng rủi ro tốt, tỷ suất lợi nhuận nghiệp vụ cao (bình quân 35 - 45%).

    Còn xét ở góc độ quản trị, điều hành thì khi chỉ còn 25% vốn tại đây, "chiếc ghế" của Vinare trong Ban điều hành, HĐTV của SVI đương nhiên bị giảm bớt. Theo tìm hiểu của ĐTCK, Vinare dự kiến chỉ còn giữ 2 vị trí, đó là một ghế tại Ban điều hành và một ghế trong HĐTV. Cả chức Chủ tịch HĐTV lẫn Tổng giám đốc sẽ thuộc về người của Samsung, trong khi trước đây, Chủ tịch HĐQT Vinare, ông Trịnh Quang Tuyến là Chủ tịch HĐTV SVI, còn Tổng giám đốc SVI là người của Samsung (ông Lee  Seung Hyun).

    Dẫu vậy, khi chỉ còn lại 25% vốn góp tại SVI, Vinare vẫn còn những giá trị/lợi ích không tính được bằng tiền như: SVI là bàn đạp để Vinare vươn ra thị trường các nước, giữ hình ảnh đẹp trong mắt đối tác, cổ đông ngoại (Swiss Re), duy trì thứ hạng xếp hạng tài chính quốc tế...; nếu không còn sở hữu tại SVI, những lợi ích trên sẽ dần bằng 0 với Vinare.     

    Samsung âm thầm, đơn thân tạo lãi khủng cho SVI

    Tổng vốn đầu tư ban đầu của liên doanh SVI là 5 triệu USD, thời gian hoạt động là 30 năm, được hoạt động từ năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Hiện vốn điều lệ của SVI là 500 tỷ đồng.

    Năm 2013, SVI ước lãi 180 tỷ đồng. Năm 2012, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Công ty đạt lợi nhuận trước thuế 170,9 tỷ đồng.

    Tại nhiều cuộc họp, khi nhận được đề nghị chia sẻ bí kíp thành công như một hình mẫu để các DN bảo hiểm, đặc biệt là các liên doanh học hỏi, lãnh đạo SVI chỉ chia sẻ khá chung chung như quản lý hệ thống tốt, không bán bảo hiểm qua đại lý, nói không với hoa hồng...

    Sự lặng lẽ của Samsung còn thể hiện rõ ở việc không khoa trương, múa trống, dẫu dẫn đầu thị trường về lãi nghiệp vụ suốt nhiều năm qua. Thậm chí, tại sự kiện lớn là lễ kỷ niệm 11 năm thành lập mới đây, SVI tổ chức với quy mô rất nhỏ, ngoài Vinare, không có sự xuất hiện của bất kỳ DN bảo hiểm phi nhân thọ nào. Theo SVI, các DN khác chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của SVI.

     


     

Từ khoá: thị trường bảo hiểm việt nam đối thủ cạnh tranh lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nhận tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm liên doanh svi tổng giám đốc lĩnh vực bảo hiểm dịch vụ bảo hiểm dịch vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ vinare thị trường bảo hiểm samsung vina lợi ích dẫn đầu thị trường lợi nhuận giám đốc bảo hiểm phi nhân thọ nhân thọ thị trường bảo hiểm công ty giấy phép kinh doanh bán bảo hiểm kinh doanh công ty bảo hiểm tái bảo hiểm kết quả vụ bảo hiểm bão vốn điều lệ

Các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 105 nghìn tỷ đồng

(HNM) - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLGSBH), Bộ Tài chính cho biết, năm 2013 thị trường bảo hiểm có 59 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) hoạt động.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm ước đạt 45.120 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2012. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH ước đạt 105.333 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Năm 2014, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, đồng thời nghiên cứu giải pháp xây dựng, phát triển thị trường theo hướng nhanh và bền vững. Trong đó, sẽ chú trọng việc tái cấu trúc lại thị trường bảo hiểm, thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời tăng cường, giám sát thanh tra nhằm ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Từ khoá: bộ tài chính phí bảo hiểm tái cấu trúc thị trường nền kinh tế doanh thu phí bảo hiểm bão bảo hiểm phát triển thị trường doanh nghiệp bảo hiểm trục lợi bảo hiểm thị trường bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Thuốc cấm vẫn bán công khai

 Thẩm mỹ Hàn Quốc

> Quy định về thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch

> Phạt nặng hành vi bán thuốc không rõ xuất xứ

TP - Bất chấp lệnh cấm, các sản phẩm thuốc, trong đó có thuốc bổ mắt của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương vẫn được bày bán công khai ở các hiệu thuốc tại Nghệ An, thậm chí được đưa vào danh mục thuốc cấp cho những người có thẻ BHYT.

Các hiệu thuốc của Công ty CP Dược VTYT Nghệ An vẫn tiếp tục phân phối sản phẩm của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương, bất chấp lệnh cấm của Sở Y tế
Các hiệu thuốc của Công ty CP Dược VTYT Nghệ An vẫn tiếp tục phân phối sản phẩm của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương, bất chấp lệnh cấm của Sở Y tế.

Sau sự cố "in nhầm" hạn sử dụng loại thuốc bổ mắt nhãn hiệu Sodobicom đã cấp phát cho người dân vùng lũ, ngày 25/10/2013, Sở Y tế Nghệ An đã quyết định "cấm cửa" nhà sản xuất sản phẩm này là Công ty CP Dược VTYT Hải Dương trong thời hạn 1 năm (từ ngày 1/11/2013 đến hết ngày 31/10/2014).

Thông báo của Sở Y tế Nghệ An nói rõ: "Nghiêm cấm Công ty CP Dược VTYT Hải Dương lưu thông, phân phối các mặt hàng do công ty sản xuất trên địa bàn Nghệ An. Yêu cầu các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các đơn vị kinh doanh thuốc không được lưu thông, phân phối và sử dụng các loại thuốc do Công ty CP Dược VTYT Hải Dương sản xuất, thời gian từ nay đến hết ngày 31/10/2014".

Ngày 23/12, chúng tôi đến hiệu thuốc thuộc Công ty CP Dược VTYT Nghệ An ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP Vinh) thử hỏi mua thuốc bổ mắt loại thuốc Sodobicom thì được một nữ nhân viên đưa ra hộp thuốc và cho biết: "Loại thuốc này cũng do Công ty CP Dược VTYT Hải Dương sản xuất. Thuốc Sodobicom chủ yếu được công ty phân phối cho các bệnh viện để cấp phát cho những bệnh nhân có thẻ BHYT. Tuy nhiên nếu anh muốn mua số lượng nhiều thì để tôi báo cáo lại với công ty đặt hàng và sẽ liên lạc lại!".

Đến một hiệu thuốc khác cũng thuộc Công ty CP Dược VTYT Nghệ An nằm trên đường Đốc Thiết (TP Vinh), hỏi mua thuốc bổ mắt, lập tức nhân viên bán hàng đưa ra một vỉ thuốc do Công ty CP Dược VTYT Hải Dương sản xuất và bán với giá 10.000đ/vỉ.

Ra các quầy thuốc ở Chợ Vinh, chúng tôi chứng kiến nhiều các sản phẩm do Công ty CP Dược VTYT Hải Dương được bày bán công khai, trong đó thuốc bổ mắt Vimycom được bán 120.000đ/hộp (tương đương 12.000đ/vỉ).

Nhiều người bức xúc trước việc "đánh trống bỏ dùi" của Sở Y tế Nghệ An. Câu hỏi là vì sao đã "nghiêm cấm", nhưng Sở Y tế Nghệ An lại không kiểm tra giám sát để các sản phẩm của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương vẫn bày bán công khai? Các bệnh viện vẫn đưa loại thuốc bổ mắt Sodobicom vào danh mục thuốc cấp phát cho người dân có thẻ BHYT.

Hoàng Hảo

Từ khoá: nghệ an công ty sản phẩm

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Tỉnh Bình Dương trả lương cho hơn 1.200 công nhân

Được biết, công ty đã ngưng hoạt động từ đầu tháng 12 và chưa trả lương hai tháng 10, 11, chưa đóng tiền BHXH cho hơn 1.200 người lao động làm việc tại công ty từ tháng 1-2013 trong khi vẫn khấu trừ tiền BHXH hằng tháng. BHXH đã thông báo sẽ chi trả BHXH cho công nhân căn cứ thời điểm đóng lần cuối là vào tháng 12-2013, thời gian đã đóng BHTN sẽ được bảo lưu để hưởng lần sau do quá thời gian đăng ký hưởng trợ cấp. Chờ đợi đến 9 giờ, các công nhân mới nhận được thông báo trả lương tháng 10 vào ngày 30-12, số tiền này mượn từ ngân sách của tỉnh, riêng lương tháng 11 và các quyền lợi khác thì chưa được giải quyết.

Chị Nguyễn Thị Hoài, làm việc cho công ty được năm năm, thở dài: "Hiện tôi đang mang bầu bốn tháng nên không công ty nào chịu nhận hết". Chị Cao Thị Lý, một công nhân khác, cho biết: "Tôi bị cho thôi việc vào ngày 15-11 cùng 130 công nhân khác và được hẹn nhận bồi thường 45 ngày công không báo trước. Tôi không dám xin việc ở công ty khác vì sợ xin nghỉ làm để đến công ty này đòi quyền lợi không được. Cứ tưởng lần hẹn thứ tư này sẽ được giải quyết dứt điểm, ai ngờ...".

Chiều cùng ngày, tổ công tác giải quyết khó khăn của Công ty Beautec Vina gồm Ban quản lý các KCN Bình Dương, BHXH tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, phòng LĐ-TB&XH thị xã Dĩ An... do UBND tỉnh thành lập đã có buổi làm việc để hướng dẫn công ty thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.

HOÀNG LAN

Từ khoá: công ty lao động nhận bồi thường bão giải quyết người lao động bhxh công nhân

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Phần lớn người giúp việc gia đình không có hợp đồng lao động

(GDVN) - Không những thế, hiện nay ở Việt Nam hầu như người giúp việc gia đình (GVGĐ) không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc một loại bảo hiểm nào.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Minh, Viện nghiên cứu gia đình và giới, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại Hội thảo "Lao động giúp việc gia đình và chính sách pháp luật liên quan" do Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức sáng ngày 21/12 tại Hà Nội.

Ông Minh cho biết, hiện nay, nước ta có khoảng hơn 200.000 lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) , trong đó lao động GVGĐ là nữ chiếm tới hơn 90%. Ở các thành phố lớn, nhu cầu về lao động này đang ngày một tăng. Nguồn cung ứng lao động chủ yếu ở nông thôn. Các chủ sử dụng lao động hầu hết tìm người giúp việc qua quan hệ cá nhân, ít qua trung tâm giới thiệu việc làm vì vậy người giúp việc gia đình hầu như không được đào tạo kỹ năng nên chất lượng lao động không cao. 

Toàn cảnh Hội thảo "Lao động giúp việc gia đình và chính sách pháp luật liên quan".

Không những thế, hiện nay ở Việt Nam hầu như người GVGĐ không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc một loại bảo hiểm nào. Hợp đồng giữa chủ nhà và người giúp việc lại thường là hợp đồng miệng vì vậy rất khó xử lý khi có tranh chấp xẩy ra.

Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng nêu rõ vai trò của lao động GVGĐ trong việc giải quyết việc làm, giải phóng phụ nữ và đóng góp giá trị kinh tế cho các quốc gia. Đặc biệt, dự báo số lượng việc làm giúp việc gia đình trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 63% so với năm 2008 (từ 157.000 lên 246.000 lao động) với 98,7% lao động là nữ giới.

Cũng theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng: Chỉ có 2% người giúp việc được gia chủ mua cho bảo hiểm y tế và 0,83% người giúp việc được gia chủ mua cho bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, mục 2, điều 181 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ: Người sử dụng lao động "trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, để người lao động tự do bảo hiểm. Tuy nhiên, với điều khoản này, ít gia chủ và người giúp việc biết đến và hầu như không thể thực hiện được.

Nói về chính sách đào tạo nghề cho người GVGĐ, theo Nguyên cứu "Việc làm bền vững đối với lao động GVGĐ ở Việt Nam" của ILO tại Hà Nội và TP.HCM năm 2011 cho thấy: Chỉ có 16/600 (2,8%) người đã được đào tạo về GVGĐ.

Theo đó, bà Ngô Thị Ngọc Anh cho biết thêm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân đã cam kết sẽ đưa danh mục lao động giúp việc gia đình vào danh mục nghề quốc gia. Khi đó, giúp việc gia đình sẽ chính thức trở thành một nghề, người lao động sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo pháp luật như được đào tạo nghề, cấp chứng chỉ hành nghề... và sẽ tránh được những kỳ thị, phân biệt từ xã hội./.

 

Từ khoá: bảo hiểm lao động bão bộ luật lao động gia đình tham gia bảo hiểm tiền bảo hiểm việt nam gia việc làm nghiên cứu đào tạo chính sách pháp luật người lao động bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động

Học bổng chất lượng cao tại Pháp

Khoa học cơ bản, đào tạo kỹ sư, kinh tế và quản lý, luật và khoa học chính trị. Học bổng được cấp trong 10 tháng đối với trình độ thạc sĩ và 36 tháng đối với trình độ tiến sĩ dành cho các ứng viên có quốc tịch Việt Nam, dưới 40 tuổi.

Ứng viên được học bổng sẽ nhận sinh hoạt phí hằng tháng là 767 EUR, được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm bổ sung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ngoài ra, ứng viên còn được miễn phí làm thị thực và học phí trong các trường ĐH tại Pháp; được Campus France hỗ trợ tìm nhà ở và được trả toàn bộ hoặc một phần chi phí. Đối với ứng viên học tiến sĩ, Đại sứ quán Pháp sẽ tặng một vé máy bay khứ hồi. Đồng thời, ứng viên nhận học bổng phải cam kết học đúng chương trình đào tạo đã chọn, đăng ký học theo đúng thời gian đã chọn, cung cấp cho Đại sứ quán Pháp bản gốc giấy tiếp nhận của trường đã chọn, đăng ký trên mạng Campus France tại Việt Nam.

Để nhận được học bổng, Đại sứ quán Pháp sẽ lựa chọn ứng viên trên cơ sở xét duyệt hồ sơ và sau đó các ứng viên có hồ sơ được lựa chọn sẽ qua phỏng vấn. Các tiêu chí lựa chọn là ứng viên giỏi thông qua bảng điểm và quá trình công tác, chất lượng của đề cương học tập và đề cương nghiên cứu, lý do xin học bổng, trình độ tiếng Pháp. Hạn cuối nhận hồ sơ là 10-1-2014. Thông tin chi tiết xem tại trang web www.ambafrance-vn.org.

Q.DŨNG

Từ khoá: bảo hiểm học bổng đại sứ quán bão bảo hiểm xã hội bảo hiểm trách nhiệm lựa chọn bảo hiểm trách nhiệm dân sự trách nhiệm dân sự

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Cô gái quỳ lạy cảnh sát, dân mạng tranh luận gay gắt

(VTC News)- Một đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ, được cho là vi phạm giao thông đã quỳ lạy cảnh sát giao thông khiến dân mạng tranh luận gay gắt.

» Những mẫu xe máy tuần tra đặc biệt của CSGT Việt Nam

» Xem CSGT học cách giao tiếp với dân

» CSGT chỉ chào những người lịch sự khi xử lý vi phạm

  Đoạn clip được quay trên tầng cao nhưng vẫn thấy rõ những hình ảnh cô gái trẻ quỳ lạy cảnh sát giao thông trong đoạn ngõ nhỏ. Ngoài ra, cô gái này liên tục van xin: "Chú ơi, chú ơi tha cho con". Cô gái trẻ liên tục van xin vị cảnh sát giao thông bỏ qua lỗi cho mình.

Ngay sau khi đoạn clip được tung lên mạng, các bạn trẻ đã ngay lập tức tranh luận xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử với cảnh sát giao thông.

Clip cô gái trẻ quỳ lạy cảnh sát giao thông xôn xao dân mạng
Clip cô gái trẻ quỳ lạy cảnh sát giao thông xôn xao dân mạng 

Đa số các ý kiến đều tỏ ra không đồng tình với hành động quỳ lạy van xin của cô gái trẻ.

Sau khi xem xong clip trên mạng, bạn Hoàng Anh chia sẻ: " Mình cũng nhiều lần bị cảnh sát giao thông giữ lại. Nhiều trường hợp cảnh sát giao thông chỉ ra đúng lỗi thì mình tiếp thu. Sai thì chịu phạt, sao lại quỳ lạy như thế".

Cũng đồng tình với quan điểm này, Minh Đức (sinh viên ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn - ĐH QGHN) phân tích: "Trong các trường hợp này các bạn cần phải hiểu luật. Mức phạt vi phạm luật giao thông cũng không hề cao. Vì thế, thay vào việc xin xỏ các bạn hãy chấp nhận đem tiền đến kho bạc nộp cho nhanh".

Trong khi đó, Tuấn Anh (sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội) lại lấy ra ví dụ khiến nhiều người phải suy nghĩ. Tuấn Anh kể lại: "Đã có lần mình chứng kiến một cô gái trẻ không đội mũ bảo hiểm nên thấy cảnh sát cơ động liền quay đầu bỏ chạy. Trong lúc luống cuống, cô gái này đã lao cả người và xe xuống cống".

Quỳ lạy cảnh sát giao thông
Rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh hành động này của cô gái trẻ 

Bên cạnh những ý kiến không đồng tình với hành động quỳ lạy của cô gái trẻ, một số bạn trẻ cũng tỏ ra thông cảm với hành động này.

Cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn Minh Thúy ( Hà Đông, Hà Nội) phân trần: " Mình cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự như cô gái trên. Lúc đó ra đường mình lỡ không đội mũ bảo hiểm, bảo hiểm xe cũng đã hết hạn. Những lỗi đó mà bị phạt cũng phải mất trên 400.000 nghìn đồng. Số tiền đó với những sinh viên tỉnh lẻ như mình không phải là nhỏ".

Vì vậy, Minh Thúy cũng cho biết dù không quỳ lạy cảnh sát giao thông như cô gái trong clip nhưng cô gái trẻ này cũng "bám áo" đồng chí cảnh sát giao thông khoảng 15 phút. Sau khi xem clip cô gái trong clip, Minh Thúy cho rằng mọi người cần phải đặt trường hợp bản thân vào đó để có cái nhìn cảm thông với cô gái trẻ.

Cũng đồng tình với ý kiến của Minh Thúy, một bạn trẻ khác cũng phân trần: "Bây giờ tiền phạt vi phạm giao thông cũng cao lắm rồi. Các bạn thử nghĩ xem với lương công nhân mỗi tháng được 2.000.000 đồng mà bị phạt 500.000 đồng thì cả tháng sẽ phải sống sao. Mình cảm thông với cô gái trong clip".

» Hành động 'kỳ lạ' của CSGT Hà Nội: Sẽ xử nghiêm cán bộ vi phạm

» Cận cảnh những biểu hiện 'kỳ lạ' của CSGT Hà Nội

Hoàng Anh

Từ khoá: bão csgt bảo hiểm sinh viên bảo hiểm xe cảnh sát vi phạm giao thông

Nấm tươi ngon mắt, nguy hiểm rình rập

Nấm mỡ, nấm tuyết, kim châm tươi ngon mắt bán đầy các chợ đầu mối, dân sinh, hút hồn bà nội trợ, song đa phần là nấm trôi nổi, nhiều loại ngoài bao gói in chữ Trung Quốc, có chủ hàng nói để vài ngày, có người bảo để cả tháng vẫn không hỏng, không rõ nguồn gốc...

Ở hầu khắp các chợ đầu mối, chợ bán lẻ nấm tươi được chất đống lên sạp, không được bảo quản lạnh, nhiều loại có xuất xứ Trung Quốc không có hạn sử dụng.

Các loại nấm tươi không rõ nguồn gốc bán nhiều tại các chợ với giá từ 11.000- 16.000 đồng/túi.

Anh Hùng chủ một quầy hàng tại chợ đầu mối Hoàng Mai cho biết: "Mùa này lạnh, nấm nhập về đến đâu bán hết đến đấy. Toàn hàng mới nhập cả. Các nhà hàng lẩu, nướng cũng toàn nhập ở đây với số lượng lớn nên không phải lo hàng hết hạn".

Đủ các loại nấm hương, nấm kim châm, nấm tuyết...dù đóng gói vào túi nilon in ấn đẹp mắt nhưng không loại nào được ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ đều được anh Hùng giới thiệu hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc. Ngoài ra còn nhiều loại nấm khác chỉ được bọc sơ sài trong túi bóng. Theo người bán thì đó là nấm trong nước, do họ mua về tự đóng gói. Hạn sử dụng như nhau, đều 20 ngày hết (?).

Nấm tươi không rõ nguồn gốc xuất xứ, đóng gói đẹp mắt

Anh Hùng trấn an khách hàng: "Trên bao bì không có hạn sử dụng nhưng cứ nhìn thấy nấm còn trắng, không nhớt là còn tốt, hàng mới nhập về. Chỉ cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì trong vòng 20 ngày vẫn sử dụng được".

Ghi nhận tại chợ đầu mối cho thấy, cùng một loại nấm kim châm, bao bì giống nhau nhưng hạn sử dụng thì tùy lời quảng cáo của từng người bán khác nhau.

Chị Liên chủ một quầy hàng ở chợ đầu mối Hoàng Mai cho biết, mua nấm về chưa ăn ngay có thể để một tuần.

Trong khi đó một số chủ quầy hàng khác, người thì cho biết hạn sử dụng 20 ngày, 45 ngày,  người thì nói chỉ để được 4 ngày.

Nấm Trung Quốc tràn chợ không ai biết rõ chất lượng ra sao.

Theo quan sát, sản phẩm nấm kim chi "Enoki" chiếm số lượng lớn tại chợ đầu mối. Trên bao bì sản phẩm chỉ có chữ tiếng anh, không có nhãn phụ tiếng Việt, được người bán giới thiệu là hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc. Mặc dù có ghi thông tin bảo quản ở 0- 2 độ nhưng chủ hàng phơi trên sạo, không bảo quản lạnh.

Còn loại nấm mang nhãn hiệu Biovegi, mặc dù có thông tin in trên vỏ là "công nghệ xanh Hưng Phát nhập khẩu", nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, có hạn sử dụng 45 ngày nhưng không lại không có ngày sản xuất.

Ngoài ra tại chợ còn tràn lan nhiều loại nấm có xuất xứ từ Trung Quốc. Những sản phẩm này cũng trong hoàn cảnh "không nhãn mác, không hạn sử dụng, không bảo quản lạnh" bán với giá chỉ 11.000- 12.000 đồng/túi.

Các chuyên gia đã khuyến cáo thực phẩm để quá hạn sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn gây bệnh, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nấm quá hạn sẽ tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh và các kí sinh trùng, đặc biệt là có những loại độc tố vi khuẩn nguy hiểm, có thể gây nguy cơ ngộ độc, thậm chí ung thư. Thông thường nấm sau khi đóng gói chỉ sử dụng được một tuần trong điều kiện bảo quản lạnh.

Từ khoá: bão sản phẩm ngày sản xuất trung quốc hàn quốc đóng gói

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Sau bữa ăn chiều tại công ty, trên 200 công nhân nhập viện

Rạng sáng 17.12, Bệnh viện Quân đoàn 4 (TX.Dĩ An, Bình Dương) đã tiếp nhận nhiều công nhân (CN) làm ca đêm của Công ty TNHH Long Huei (chuyên sản xuất mũ bảo hiểm, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, TX.Dĩ An) nhập viện.

Sau bữa ăn chiều tại công ty, trên 200 công nhân nhập viện

Công nhân nghi bị ngộ độc được điều trị tại Bệnh viện Quân đoàn 4 - Ảnh: Đỗ Trường

Tính đến 17 giờ cùng ngày, Bệnh viện Quân đoàn 4 đã tiếp nhận 226 ca nhập viện. Sau khi được phân loại, truyền dịch, xét nghiệm máu, có 202 CN đã ổn định, xuất  viện. Còn 24 CN có biểu hiện sốt cao, đau bụng, bạch cầu tăng vẫn đang ở lại tiếp tục điều trị.

Theo nhiều CN, vào chiều 16.12, khoảng 400 CN đã ăn các suất ăn do công ty đặt ở bên ngoài mang vào, mỗi khẩu phần ăn gồm: trứng luộc, rau cải luộc, canh bí xanh, thịt gà kho... được đựng trong các khay mủ.

Hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương đã tiến hành lấy mẫu, đưa đi xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân.

Đỗ Trường

>> Quảng Ninh: Ngộ độc rượu, 4 người tử vong

>> Vụ gần 400 người ngộ độc ở Quảng Trị: Do bánh mì nhiễm khuẩn

>> Công nhân lại ngộ độc thực phẩm

>> Quảng Trị: 130 người ngộ độc bánh mì

>> 4 người ngộ độc vì ăn hoa loa kèn

>> Vụ 900 trăm công nhân ngộ độc ở Tiền Giang: Do vi khuẩn Salmonella

>> Tiền Giang: Hàng trăm công nhân bị ngộ độc thực phẩm

Từ khoá: bệnh viện công nhân

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Manulife Việt Nam giới thiệu sản phẩm "Manulife - Điểm tựa hưu trí"

Manulife Việt Nam vừa giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện với tên gọi "Manulife - Điểm tựa hưu trí", nổi bật với phương thức nhận quyền lợi hưu trí linh hoạt và mức lãi suất đầu tư cạnh tranh. Trong thời gian đầu, sản phẩm được thiết kế dành cho nhóm người lao động và được xem là giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao chế độ phúc lợi cho nhân viên, đồng thời giúp người lao động chủ động lập kế hoạch tài chính cho một cuộc sống an nhàn, tự chủ về tài chính lúc về hưu. Đối với doanh nghiệp, ngoài quyền lợi được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trên số phí bảo hiểm đóng cho nhân viên theo luật định, doanh nghiệp còn có thể linh hoạt lựa chọn và điều chỉnh phương thức nhận quyền lợi hưu trí tại từng thời điểm, chủ động thiết kế gói quyền lợi hưu trí và chọn thời điểm trao tài khoản hưu trí cho nhân viên, qua đó tăng cường sự gắn bó giữa nhân viên với doanh nghiệp, thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả. Quỹ hưu trí tự nguyện của Manulife Việt Nam được quản lý bởi Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam, một trong những công ty quản lý quỹ đầu tiên tại thị trường Việt Nam, được kế thừa kinh nghiệm hơn 125 năm trong quản lý tài chính, đầu tư và hưu trí của Tập đoàn Manulife Financial, sẽ mang lại mức lãi suất đầu tư cạnh tranh trong dài hạn. Manulife Việt Nam là một trong ít các công ty đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Tài Chính để triển khai dòng sản phẩm này ra thị trường. 

Từ khoá: thị trường việt nam thuế thu nhập doanh nghiệp manulife kế hoạch tài chính manulife việt nam nhân viên việt nam quản lý quỹ phí bảo hiểm bộ tài chính doanh nghiệp quyền lợi công ty quản lý quỹ sản phẩm tài chính sản phẩm bảo hiểm người lao động quản lý tài chính bảo hiểm hưu trí công ty

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón

Buổi chiều nay mặc dù thời tiết tại Hà Nội đã không còn mưa nhưng nhiệt độ vẫn ở mức thấp khiến cho các bậc phụ huynh gặp không ít khó khăn trong việc chờ đón con em sau giờ tan học.

Đứng trước cổng trường mầm non trên phố Vĩnh Phúc, bác Lê Hà Trâm ở phường Vĩnh Phúc - Ba Đình chia sẻ: "Vì bố mẹ các cháu thường về muộn hơn so với giờ tan học nên hằng ngày tôi vẫn đi đón cô cháu ngoại học mầm non ngay gần nhà. Chiều nay trời lạnh hơn hẳn so với những ngày trước nên tôi đón cháu sớm để tránh gần tối trời lại mưa, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của cháu".

Vòng sang đường Đội Cấn, Thuỵ Khuê, trước cổng trường tiểu học Hoàng Diệu và Chu Văn An có nhiều em học sinh phải đứng chờ bố mẹ đến đón dưới cái lạnh.

Một số hình ảnh ghi lại cảnh phụ huynh đón đưa học sinh:

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 1

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 2

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 3

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 4

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 5

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 6

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 7

Ảnh Chí Toàn.

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 8

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 9

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 10

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 11

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 12

Các bậc phụ huynh chuẩn bị quần áo kỹ càng cho các con trước khi ra khỏi cổng trường.

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 13

Giờ tan học trước cổng trường Hoàng Diệu. Nhiều em nhỏ đang ngóng bố mẹ đón về sớm

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 14

Trời lạnh, phụ huynh tới đón con "quên" mũ bảo hiểm

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 15

Tuy nhiên, vẫn có những phụ huynh chủ quan trước cái lạnh cắt da cắt thịt, thậm chí không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường.

Hà Nội: Trẻ con bịt kín dưới trời lạnh chờ phụ huynh đến đón 16

Các em học sinh trường tiểu học Chu Văn An vui đùa trò chuyện trong lúc chờ người nhà đến đón.

Từ khoá: công trường tham gia giao thông

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

TP.HCM: 5 nhà lầu bất ngờ nghiêng lún, người dân hoảng loạn tháo chạy

Dân Việt >

Thời sự

TP.HCM: 5 nhà lầu bất ngờ nghiêng lún, người dân hoảng loạn tháo chạy

4524

Dân Việt - Do ảnh hưởng của công trình cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm khiến 5 nhà lầu bất ngờ nghiêng lún, nhiều người dân sống trong hẻm 995 đường Hồng Bàng (P.12, Q.6) đã phải di dời để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Theo người dân trong khu vực, trong 3 tháng trở lại đây mỗi khi công trình trên thi công ép cọc các nhà dân trong khu vực đều bị rung, lắc. Đến ngày 13.12, 5 căn nhà nằm liền kề trong hẻm 995 Hồng Bàng bỗng nhiên bị nghiêng, xuất hiện các vết nứt kéo dài trên tường và nền nhà, đồng thời có dấu hiệu bị lún, các vách ngăn giữa các căn nhà bỗng hở rộng ra. Nặng nhất là các nhà 995/60, 995/62A, 995/62B, khi vách nhà xuất hiện vết nứt kéo dài, ở nền nhà thì bị rách toạc và bị rò rỉ nước...

Hiện trường vụ nghiêng lún.

Người dân trong các căn nhà trên đã hốt hoảng tháo chạy ra ngoài, sau đó 5 hộ dân nhanh chóng được di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Kinh phí thuê nhà ở tạm thời được đơn vị thi công công trình chi trả.

Hiện các lực lượng chức năng của UBND Q.6 đã cô lập khu vực lại để người dân tránh đi vào nơi nguy hiểm, đồng thời đang phối hợp đơn vị thi công xác định mức độ thiệt hại để có phương án hỗ trợ người dân bị có nhà bị hư hại do công trình thi công gây ra.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, bên cạnh 5 căn nhà bị hư hại nặng, nhiều căn nhà khác trong khu vực cũng xuất hiện các vết nứt trên tường và một số căn nhà có dấu hiệu bị nghiêng, gây nguy hiểm cho người dân sinh sống bên trong.

Từ khoá: công trình người dân mức độ thiệt hại

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Những lưu ý để sử dụng địu an toàn cho trẻ

(VnMedia) -Chiếc địu có những tiện ích không nhỏ, tuy nhiên, khi sử dụng vật dụng này cũng cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngày nay ở khu vực thành thị, các cặp vợ chồng thường thích lựa chọn chiếc địu dành cho bé để dễ dàng mang con bên mình đi chơi, đi mua sắm. Theo bác sỹ chuyên khoa Nhi, bản thân chiếc địu không gây hại gì lắm, đây chỉ là vật dụng để mang theo con bên mình cho tiện lợi và an toàn, tuy nhiên sử dụng địu như nào lại là vấn đề.

 

Nhiều người thường dùng địu để địu con ở đằng trước rồi đi xe máy, nhưng điều này là rất nguy hiểm, chiếc địu chỉ nên dùng địu con trong trường hợp đi bộ. Thời gian địu trẻ cũng nên chú ý. Tuy chưa có nghiên cứu nào về thời gian địu trẻ trong bao lâu là tốt, nhưng có lẽ không nên quá 1 tiếng đồng hồ.

 

Đã có những khuyến cáo được đưa ra sau một số trường hợp trẻ sơ sinh tại Mỹ tử vong. Nguyên nhân là trẻ bị ngạt khi cha mẹ dùng địu vải sai tư thế. Đây là điều vô cùng đáng tiếc khi chúng ta không trang bị những kỹ năng cần thiết để tận dụng những tiện ích của chiếc địu mà lại biến nó thành vật dụng nguy hiểm. Bởi vậy các bậc phụ huynh cần thận trọng khi chọn và sử dụng cho con.

 

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng địu cho trẻ:

 

-Đối với trẻ sơ sinh do vùng đầu và cổ của bé chưa phát triển toàn diện nên chọn địu theo tư thế nằm của em bé.

 

-Tốt nhất chỉ nên sử dụng địu cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên.

 

-Địu phải thích hợp với chiều cao, cân nặng của trẻ.

 

-Khi dùng địu tốt nhất là trẻ phải được tựa vững chắc vào người địu với tư thế ngồi hướng lên trên sao cho cằm không chạm vào ngực để tránh trường hợp trẻ bị ngạt.

Thuỳ Minh

Ngày 18/12 là 'Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 2417/QĐ-TTg lấy ngày 18/12 hàng năm là "Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam".

Thủ tướng yêu cầu tổ chức Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam hàng năm phải đảm bảo bảo thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.

Bên cạnh đó, giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm.

* Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2419/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp.

Theo đó, Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng.

Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Phó Chủ tịch thường trực); Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; và một đồng chí Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Ban Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương do Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trường Ban.

Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

Cũng theo Quyết định, thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh quân khu do Tư lệnh quân khu làm Chủ tịch Hội đồng. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Chính ủy quân khu; Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng quân khu (Phó chủ tịch thường trực); các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy quân khu; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an. Ban Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu do Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng quân khu làm Trưởng ban.

Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu có nhiệm vu tham mưu, tư vấn giúp Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân khu chỉ đạo thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn; giúp Tư lệnh quân khu xây dựng kế hoạch, đề án về giáo dục quốc phòng và an ninh trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

TTXVN/Tin tức

Từ khoá: công an quyết định quốc phòng thị trường bảo hiểm việt nam lĩnh vực bảo hiểm bão nguyễn tấn dũng bảo hiểm thị trường bảo hiểm việt nam thủ tướng giáo dục chính phủ

Khó kiểm soát chất lượng MBH

Theo ông Đấu, hiện MBH không đạt chất lượng rất nhiều nhưng để kết luận mũ không đạt chất lượng rất khó. "Bắt buộc phải lấy mẫu kiểm định, trong khi các cơ sở kinh doanh, sản xuất thường không có đủ số lượng mẫu cần thiết. Thêm nữa, chỉ có chức danh kiểm soát viên chất lượng mới có thẩm quyền lấy mẫu nên gây hạn chế rất nhiều" - ông Đấu nói.

Năm 2013, TP Cần Thơ phát hiện 42 cơ sở vi phạm các lỗi như: Kinh doanh MBH không có nhãn mác, dấu hợp quy, không rõ nguồn gốc... Theo báo cáo của Công an TP Cần Thơ, trong hơn 80 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn TP làm chết 93 người có gần 10 vụ liên quan đến MBH kém chất lượng.

NHẪN NAM

Từ khoá: chất lượng tai nạn giao thông

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm

Bạn vẫn sẽ đội mũ bảo hiểm để nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, vừa có thể khiến mình trông xinh đẹp, nổi bật hơn với những kiểu tóc điệu đà.

Tóc đẹp và mũ bảo hiểm từ lâu đã trở thành hai điều không bao giờ có thể "sánh đôi" cùng với nhau trong trí tưởng tượng của phái đẹp. Với chiếc mũ bảo hiểm cồng kềnh, nặng trịch, phái đẹp luôn cảm thấy đau khổ khi mái tóc mới được gội sấy mượt mà của mình nhanh chóng trở nên xấu xí, bị ẹp và mất nếp. Đó là chưa kể từ khi phải đội mũ bảo hiểm, các quý cô cũng phải từ bỏ luôn nhiều kiểu tóc búi kiêu kì hay tóc đuôi ngựa cá tính. Muốn điệu đà một chút, phái đẹp chắc chỉ có nước... mất tiền đi taxi.

Tuy nhiên, bài làm đẹp ngày hôm nay sẽ giúp các quý cô nhanh chóng giải quyết vấn đề trăn trở bấy lâu này. Có nghĩa là, bạn vẫn sẽ đội mũ bảo hiểm để nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, vừa có thể khiến mình trông xinh đẹp, nổi bật hơn với những kiểu tóc điệu đà. "Chìa khóa" ở đây chính là tóc tết. Những lọn tóc tết duyên dáng thường giữ dáng tóc rất tốt, khó mất nếp và có thể nhanh chóng chữa cháy thành tóc xoăn bồng bềnh nếu chẳng may tóc bạn bị xổ ra. Vậy đâu là những kiểu tóc đẹp và dễ dành thích nghi với mũ bảo hiểm? Cùng xem và tham khảo cách thực hiện nhé!

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 1

Kiểu 1: tóc tết búi thấp và lệch.

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 2

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 3

Với phần tóc tết chắc chắn như thế này, bạn sẽ vẫn đội được mũ bảo hiểm và không phải lo tóc sẽ bị tung ra khi tháo mũ.

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 4

Kiểu 2: tóc tết buộc nửa.

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 5

Lọn tóc tết vắt ngang qua đầu khó bị bung sẽ có tác dụng giữ cho tóc đỉnh đầu của bạn đỡ bị ẹp, đồng thời những lọn xoăn phía đuôi cũng không bị ảnh hưởng, khiến tóc của bạn luôn giữ được vẻ bồng bềnh, chỉn chu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nhanh kiểu tóc này...

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 6

... và kiểu 3 - Tóc tết lỏng - ở ngay chỗ làm.

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 7

Thật duyên dáng và tiện dụng phải không nào? Cùng tham khảo ngay cách thực hiện ở clip dưới đây nhé!

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 8

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 9

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 10

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 11

3 kiểu tóc giúp bạn vẫn xinh đẹp khi phải đội mũ bảo hiểm 12

Thực hiện: Vicky Nguyễn

Ảnh & Clip: Luke Nguyễn

Mẫu: Đào Phương Thảo

Trang điểm & Làm tóc: Hoàng Thu Trang

Từ khoá: bão bảo hiểm

3,1 triệu du khách tới Đà Nẵng trong năm 2013

GiadinhNet - Sáng 11/12, HĐND TP Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 8, HĐND thành phố khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016).

Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho biết, trong năm 2013 tình hình KT-XH tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Suy thoái kinh tế chưa thực sự được phục hồi, đầu tư phát triển, sản xuất bị thu hẹp, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, thiên tai bão, lụt diễn biến phức tạp... Trong bối cảnh chung đó, kinh tế TP Đà Nẵng vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2012. Các công trình trọng điểm được hoàn thành đúng tiến độ, giá cả thị trường cơ bản ổn định, đời sống của nhân dân được quan tâm chăm lo.

 

3,1 triệu du khách tới Đà Nẵng trong năm 2013 1

Khai mạc kỳ họp thứ 8, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa VIII.Ảnh Đ.H

Một số lĩnh vực như: du lịch, thương mại, vận tải, thông tin truyền thông, công nghiệp, thủy sản - nông - lâm, thu thuế nội địa...tăng trưởng khá. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, thể dục thể thao, khoa học công nghệ được đảm bảo. Chương trình nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Các chương trình an sinh xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo, chương trình thành phố "5 không", "3 có" tiếp tục được duy trì và đạt được những kết quả tích cực. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo...

"Kỳ họp lần này có khối lượng lớn công việc và có nhiều nội dung quan trọng. Tôi đề nghị các vị đại biểu HĐND chúng ta dành nhiều thời gian cho thảo luận và chất vấn. Đề nghị tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, có nhiều ý kiến xác đáng để thảo luận, xem xét thông qua báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2013 và kế hoạch năm 2014, cũng như các báo cáo, tờ trình quan trọng khác. Đề nghị lãnh đạo UBND TP, giám đốc các sở, ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, trả lời thỏa đáng các ý kiến chất vấn của đại biểu; bám sát thực tiễn làm cơ sở để thực hiện tốt lời hứa của mình trước đại biểu, cử tri...", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ nói.

 

3,1 triệu du khách tới Đà Nẵng trong năm 2013 2

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ phát biểu tại kỳ họp.Ảnh Đ.H

Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH, QP - AN năm 2013, tổng sản phẩm xã hội (GDP) trên địa bàn Đà Nẵng năm 2013 ước tăng 8,1% so với năm 2012; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước tăng 10%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước tăng 13,1%, trong đó xuất khẩu hàng hóa ước tăng 11,4%.

Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng năm 2013 ước đạt 3,1 triệu lượt người, đạt 103,9% kế hoạch, tăng 17,2% so với năm 2012, trong đó khách quốc tế ước đạt 743,2 nghìn lượt người, đạt 106,2% kế hoạch, tăng 17,8%; tổng thu nhập hoạt động du lịch ước đạt 7.784,1 tỷ đồng, đạt 119,8% kế hoạch, tăng 29,7%. Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển ổn định; tổng nguồn vốn huy động năm 2013 ước đạt 55,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2012...Giá cả thị trường hàng hóa cơ bản giữ ổn định. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, thể dục thể thao, khoa học công nghệ được đảm bảo và phát triển.

 

3,1 triệu du khách tới Đà Nẵng trong năm 2013 3

Kỳ họp thứ 8, HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII diễn ra trong ba ngày, từ ngày 11-13/12.Ảnh Đ.H

Riêng về y tế, thành phố tiếp tục duy trì tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân, đến cuối năm 2013 tỷ lệ người dân tham gia BHYT ước đạt 91,6%. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo với 1,77 triệu lượt khám, tăng 13,9% so với năm 2012, đặc biệt đã hạn chế tối đa tình trạng quá tải bệnh viện. Tổng số giường bệnh trên vạn dân ước đạt 59 giường. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát các bệnh dịch, đặc biệt là bệnh Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, cúm AH5N1...

Thực hiện tốt các chỉ tiêu dân số, mức giảm tỷ lệ sinh năm 2013 ước đạt 0,2%o. Thành phố thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm, các nhà hàng, bếp ăn tập thể trong các đợt cao điểm như: dịp ễ hội, Tết Trung Thu, Tháng Hành động ATVSTP... Tiếp tục triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại quận Hải Châu, Thanh Khê

Kỳ họp diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11-13/12, đến sáng 13/12 sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Đức Hoàng

Từ khoá: đà nẵng khám chữa bệnh phát triển hàng hóa dịch vụ tài chính gia suy thoái kinh tế ổn định du lịch bất động sản thị trường bão kế hoạch diễn biến phức tạp dịch vụ

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Giải pháp phát triển bền vững cho DN bảo hiểm

(ĐTCK) Ngày hôm nay (11/12), Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) phối hợp với Công ty TNHH E&Y Việt Nam tổ chức Hội thảo "Phát triển bền vững: Lựa chọn nào cho doanh nghiệp bảo hiểm?".

    Hội thảo nhằm chia sẻ quan điểm và những kinh nghiệm thực tiễn về các vấn đề chính như quản lý rủi ro đại lý, thông qua kỹ thuật phân tích dữ liệu và những lợi ích về việc gia tăng lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động mà công cụ này mang lại; các thách thức cũng như giải pháp để tiến tới một cơ cấu tổ chức tối ưu, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn thành công trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

    Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ E & Y cũng chia sẻ những kỹ thuật phòng ngừa rủi ro gian lận của đại lý bảo hiểm.

    >>DN bảo hiểm hướng tới trẻ em Hà Nội

    >>Sau bão số 10, đến lượt các DN bảo hiểm vào cuộc

    >>VASS, DN bảo hiểm duy nhất không đạt uy tín trong lĩnh vực hàng hải

Từ khoá: bộ tài chính bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm đại lý bảo hiểm bão

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

TPHCM tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế từ 1/6/2014

VOV.VN -Với 63% dân số thành phố có bảo hiểm y tế, việc phải chi trả thêm khi sử dụng các dịch vụ này không nhiều.

Chiều 10/12, kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân (HĐND) TP HCM khóa 8 đã thảo luận và thông qua 13 tờ trình của UBND thành phố về các vấn đề như: dư toán và phân bổ ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, đặt tên đường, điều chỉnh viện phía, giảm tỷ lệ thu phí trước bạ ô tô dưới 10 chỗ, phí sử dụng đường bộ...

Các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tờ trình về việc điều chỉnh một phần giá các dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố. Các kỳ họp trước đó, vấn đề này được đưa ra nhưng chưa thông qua vì nhiều lý do, trong đó có việc đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến thời điểm này cần phải quyết định điều chỉnh để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và giải quyết tình trạng quá tải. 

Hiện nay, ngành y tế thành phố đang phải chịu trách nhiệm khám chữa bệnh cho người dân cả khu vực phía Nam, khoảng 30% bệnh nhân điều trị là từ các tỉnh thành khác. Nhiều bệnh viện lớn như Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình... hoạt động giống như các bệnh viện tuyến Trung ương nhưng lại chưa được điều chỉnh giá các dịch vụ kỹ thuật tương ứng.

Việc điều chỉnh giá lần này chỉ tăng 40% giá các dịch vụ kỹ thuật, còn thuốc và vật tư y tế vẫn tính theo giá mua vào của bệnh viện. Cho nên, với 63% dân số thành phố có bảo hiểm y tế, việc phải chi trả thêm khi sử dụng các dịch vụ này không nhiều. Việc điều chỉnh giá một số dịch vụ khám bệnh có tác động nhưng không lớn đối với 37% dân số chưa có bảo hiểm y tế vì hiện nay các cơ sở y tế đã thu tiền khám bệnh những người không có bảo hiểm bằng hoặc cao hơn mức điều chỉnh.

Như vậy, từ ngày 1/6/2014, sẽ có 33 bệnh viện và phòng khám chuyên khoa tuyến thành phố, 23 bệnh viện tuyến huyện và 322 trạm y tế xã phường ở TP HCM điều chỉnh giá 1.996 dịch vụ khám, chữa bệnh, mức tăng từ 65% đến 100%.

Tờ trình về việc bổ sung 1.070 tên vào quỹ tên đường của thành phố cũng được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý. Trong đó có 969 tên Bà mẹ Việt Nam anh hùng, một số tên nhân vật lịch sử, địa danh và một số tên người nước ngoài. Đại biểu thống nhất với danh sách này nhưng trước khi sử dụng cần cân nhắc tên người nước ngoài phải có đóng góp nhiều cho thành phố và tìm hiểu kỹ để tránh sai sót không đáng có như sai lỗi chính tả.

Các đại biểu cũng nhất trí cao với tờ trình về việc giảm  tỷ lệ thu phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi từ 15% xuống còn 10%.

Ngày 11/12, kỳ họp tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn./.

Minh Hạnh/VOV-TP HCM

Từ khoá: bão khám chữa bệnh bệnh viện gia nâng cao chất lượng chữa bệnh dịch vụ không có bảo hiểm bảo hiểm chất lượng dịch vụ

Một số vấn đề và giải pháp phát triển

Thị trường trái phiếu việt Nam:

TS. Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính

(Tài chính) Trải qua hơn 10 năm vận hành và phát triển, thị trường trái phiếu Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định.

Một số vấn đề và giải pháp phát triển

Thị trường trái phiếu Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Nguồn: internet

Hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường ngày càng được hoàn thiện, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao dịch, lưu ký, giám sát cũng liên tục được thiết lập, cải tiến với mục tiêu xây dựng một thị trường trái phiếu chuyên biệt và thể hiện được vai trò của mình trên thị trường vốn.

Quy mô thị trường đã tăng mạnh từ 2,8% GDP (năm 2001) đến 20,14% GDP năm 2010 và lên tới 21,6% GDP vào cuối năm 2012, trong đó trái phiếu chính phủ (TPCP) và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 15,7% GDP, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chiếm khoảng 5,56% GDP và một phần nhỏ còn lại là trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP).

Với mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu một cách bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống và từng bước tiếp cận các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế, ngày 01/2/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 261/QĐ-BTC phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020.

Theo đó: (i) Tăng tỷ trọng dư nợ trái phiếu/GDP từ 18% (năm 2011) lên khoảng 38% GDP (năm 2020) trong đó dư nợ TPCP đạt khoảng 22% GDP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đạt khoảng 8% GDP, dư nợ TPCQĐP đạt khoảng 1% GDP; và dư nợ TPDN đạt khoảng 7% GDP; (ii) Kéo dài kỳ hạn vay qua phát hành TPCP trong nước giai đoạn 2011 - 2015 trung bình khoảng từ 4 - 6 năm và giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng từ 6 - 8 năm; (iii) Tăng tỷ trọng TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ (Công ty Quản lý quỹ) nắm giữ từ mức 12% (năm 2011) lên mức 20% (năm 2020); (iv) Tăng khối lượng giao dịch trái phiếu giao ngay bình quân phiên từ mức khoảng 0,2% dư nợ trái phiếu niêm yết (năm 2011) lên mức khoảng 0,3 - 0,4% dư nợ trái phiếu niêm yết (năm 2020).

Tuy nhiên, trong thời gian tới, để phát triển thị trường trái phiếu cũng như đạt được các mục tiêu đã đề ra theo đúng lộ trình, còn có rất nhiều vấn đề đặt ra về cơ cấu thị trường, về sản phẩm cũng như nhà đầu tư, thị trường thứ cấp có mức thanh khoản thấp, hệ thống trung gian tài chính chưa chuyên nghiệp.

Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm

Thị trường TPDN còn kém phát triển

Quy mô thị trường chính là yếu tố đầu tiên để đánh giá thị trường đó có phát triển hay không. Tại Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động, thị trường trái phiếu đã có mức tăng trưởng tốt, bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2011 đạt hơn 40%, có thời điểm còn đạt mức tăng trưởng cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực.

Tuy nhiên, nếu tính theo tiêu chí tổng dư nợ trên GDP thì quy mô thị trường vẫn còn thấp so với một số quốc gia có trình độ phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia... Tổng dư nợ thị trường trái phiếu tính tới tháng 3/2013 tại Thái Lan là 75% GDP, tại Malaysia là gần 110%trong khi con số này tại Việt Nam chỉ trên 20%.

Hiện nay, sản phẩm trên thị trường trái phiếu chủ yếu được chia thành 2 loại là TPCP (bao gồm cả trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP) và TPDN. Với vai trò là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, tỷ lệ giữa TPCP và TPDN thường không chênh lệch quá nhiều tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Nhưng tại Việt Nam thì tỷ lệ này có mức chênh lệch khá rõ ràng, phản ánh sự chi phối thị trường đến từ phân khúc TPCP.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thị trường TPDN có quy mô nhỏ, chưa phát triển so với TPCP hay rộng hơn là so với thị trường TPDN của các nước khác. Các nguyên nhân này đến từ nhiều phía, có thể chia thành 4 nguyên nhân chính:

(i) Nguồn cung: sản phẩm TPDN trên thị trường chưa nhiều, chủ yếu do các doanh nghiệp Nhà nước hay tổ chức tín dụng phát hành, tập trung vào 2 loại hình chính là trái phiếu thông thường và trái phiếu chuyển đổi (với công ty cổ phần);

(ii) Cầu đầu tư: cơ sở nhà đầu tư còn thiếu khi nhà đầu tư chủ yếu trên thị trường trái phiếu hiện nay là các ngân hàng thương mại (NHTM). Các đợt phát hành trái phiếu cũng thường là phát hành riêng lẻ cho một số nhà đầu tư, ít khi đấu thầu rộng rãi;

(iii) Trung gian tài chính: Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) chuyên nghiệp nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi đánh giá về doanh nghiệp phát hành;

(iv) Khuôn khổ pháp lý:Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN ra đời năm 2011 thay thế cho Nghị định 52/2006/NĐ-CP trước đó mặc dù đã tạo được hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho việc phát hành nhưng vẫn cần tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

Chưa phát hành thành công trái phiếu có kỳ hạn dài

Trên thị trường vốn, nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống NHTM, trong khi thị trường chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu) sẽ cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn. Theo thống kê trên thị trường quốc tế, kỳ hạn thông thường của trái phiếu là khoảng 3 - 10 năm, cá biệt có những đợt phát hành với kỳ hạn lên tới 10 - 30 năm.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy thị trường trái phiếu chưa thực sự là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế mà chủ yếu vẫn là các kỳ hạn ngắn. Mặc dù TPCP và TPDN thường được phát hành với các kỳ hạn từ 2 - 15 năm, song tỷ lệ trúng thầu cao nhất lại là các trái phiếu có kỳ hạn dưới 5 năm, chiếm khoảng 90% khối lượng phát hành. Điều này cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay đa số tập trung vào phân khúc trái phiếu kỳ hạn ngắn, có thể do lo ngại về bất ổn kinh tế vĩ mô khi vấn đề lạm phát luôn được đặt lên hàng đầu những năm qua, hoặc do nhà đầu tư chưa coi thị trường trái phiếu là kênh đầu tư chính.

Theo bảng trên thì trái phiếu được tập trung phát hành nhiều nhất vào 2 kỳ hạn là 3 năm và 5 năm. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm gần đây đã được Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đẩy mạnh phát hành nhưng tỷ lệ trúng thầu không cao do không nhận được sự quan tâm từ phía nhà đầu tư.

Cơ sở nhà đầu tư chưa đa dạng

Khác với cổ phiếu, nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu đa phần là các nhà đầu tư tổ chức vì khối lượng trái phiếu đấu thầu và giao dịch có giá trị lớn nên nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ khó có thể đáp ứng được. Tại các quốc gia phát triển, cơ sở nhà đầu tư luôn được đa dạng hóa, có sự cân đối giữa các nhóm nhà đầu tư nếu muốn duy trì lực cầu đều đặn trên thị trường. Các nhà đầu tư chủ chốt trên thị trường trái phiếu thường là các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, NHTM...

Với thị trường trái phiếu Việt Nam, đã xuất hiện các nhóm nhà đầu tư tổ chức cơ bản, nhưng mức độ tham gia của các nhà đầu tư này chưa thực sự chuyên nghiệp. NHTM hiện đang là nhóm nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu Việt Nam khi nắm giữ khoảng trên 80% lượng TPCP. Trong bối cảnh thị trường tín dụng đang gặp nhiều khó khăn 2 năm gần đây, nguồn vốn từ NHTM được đầu tư mạnh vào thị trường trái phiếu, giúp cho các đợt phát hành liên tục thành công.

Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư của các ngân hàng lại phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh chính là cho vay, khiến nguồn vốn này không có tính ổn định, có thể giảm xuống đột ngột bất cứ lúc nào và không đem lại sự phát triển bền vững như mong muốn cho thị trường.

Công ty bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ được coi là một nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường trái phiếu. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có kỳ hạn dài, cộng thêm nhu cầu cần phải giữ tỷ lệ an toàn vốn cao, nên các công ty bảo hiểm luôn có một tỷ lệ nhất định TPCP trong cơ cấu vốn đầu tư của mình.

Nhưng vấn đề ở đây là quy mô thị trường bảo hiểm còn thấp, doanh thu phí bảo hiểm chỉ đạt khoảng 1,4% GDP vào năm 2012 khiến cho nguồn vốn đầu tư vào thị trường trái phiếu chưa cao. Tổng lượng TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh mà các công ty bảo hiểm nắm giữ tính đến năm 2012 cũng chỉ khoảng 33.945 tỷ đồng (chiếm khoảng 5% tổng dư nợ trái phiếu).

Nhóm nhà đầu tư được quan tâm tiếp theo là các quỹ đầu tư. Các quỹ này hiện nắm giữ khoảng 6 - 7% dư nợ trái phiếu, phân bổ tới những loại hình quỹ khác nhau trong và ngoài nước. Rào cản lớn nhất ngăn các nhà đầu tư nước ngoài (đầu tư nước ngoài) tham gia vào thị trường trái phiếu Việt Nam có lẽ là sự hạn chế về mặt sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm phái sinh liên quan đến tỷ giá.

Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Để đạt được những mục tiêu như Quyết định 261/QĐ-BTC đã đề ra đòi hỏi cần phải có một chiến lược nhất quán, đồng thời phát triển thị trường sơ cấp cũng như thứ cấp, hệ thống khuôn khổ pháp lý và các dịch vụ trung gian tài chính nhằm đưa thị trường hướng tới chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến những vấn đề sau:

Hoàn thiện cấu trúc thị trường TPCP

TPCP đóng vai trò quan trọng trong phát triển thị trường vốn Việt Nam. Tỷ lệ của TPCP (bao gồm cả TPCP bảo lãnh và TPCQĐP) trên tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam lên tới 85%, tương đương với thị trường một số nước đang phát triển trong khu vực như Philippines, Indonesia, Thái Lan5#. Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu đã được cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, thúc đẩy quá trình đăng ký, lưu ký, giao dịch và niêm yết trái phiếu trên thị trường thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu.

Từ ngày 18/3/2013, hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thống Đường cong lợi suất TPCP đã được đưa vào vận hành và hoạt động ổn định về cơ bản, không ghi nhận lỗi phát sinh, thành viên đã tham gia chào mua, chào bán trên cả hai hệ thống (giao dịch và Đường cong lợi suất).

Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thị trường nợ và tạo tiêu chuẩn cho cả thị trường cổ phiếu. Ngoài ra, nhằm đa dạng hóa các công cụ nợ, Bộ Tài chính đã thí điểm phát hành TPCP có kỳ hạn 10 năm (tổ chức định kỳ 1 lần/tháng) từ năm 2012 và đã bắt đầu phát hành TPCP kỳ hạn 15 năm trong năm 2013. Mặc dù vậy, thị trường TPCP vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: (i) Trái phiếu có kỳ hạn ngắn (dưới 5 năm) chiếm tỷ trọng chi phối; (ii) Thanh khoản thấp trên thị trường trái phiếu thứ cấp; (iii) Cơ sở nhà đầu tư chưa đa dạng, chủ yếu là các NHTM.

Vì vậy, để tiếp tục phát triển thị trường TPCP theo Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, cần hoàn thiện cấu trúc thị trường TPCP, trước hết, cần tăng tỷ trọng trái phiếu trung và dài hạn trong cơ cấu thị trường, kéo dài kỳ hạn vay qua phát hành TPCP trong nước giai đoạn 2011 - 2015 trung bình khoảng từ 4 - 6 năm và giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng từ 6 - 8 năm. Để thực hiện được điều này, thị trường trái phiếu cần phải phát triển ở mức cao hơn, đồng thời có sự ổn định về kinh tế vĩ mô, giúp các nhà đầu tư có niềm tin vào trái phiếu có kỳ hạn dài. Ban đầu có thể phát hành thí điểm trái phiếu có kỳ hạn dài lên tới 30 năm, hướng tới các nhà đầu tư là công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí để thị trường làm quen với loại trái phiếu này.

Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh khoản trên thị trường thứ cấp. Về mặt nền tảng, có thể tiến hành cải tiến hệ thống giao dịch TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), phù hợp với bản chất của giao dịch trái phiếu. Về mặt kỹ thuật, cần nghiên cứu ban hành những chuẩn mực về giao dịch như hợp đồng Repo mẫu, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư trên thị trường tiến hành giao dịch.

Việc phát triển thị trường mua bán lại với TPCP làm tài sản thế chấp cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển trên thị trường trái phiếu sơ cấp. Ngoài ra, cũng có thể tiến hành nghiên cứu phương thức giao dịch trái phiếu trước khi đấu thầu (When - issued) giống như tại một số thị trường phát triển như Nhật, Mỹ, Singapore cho phép nhà đầu tư xác định được một mức giá hợp lý trước khi tham gia vào thị trường sơ cấp.

Phát triển thị trường TPDN

Thị trường TPDN là một thị trường bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu với chức năng chính là một kênh huy động vốn "dự trữ" cho doanh nghiệp, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong thời gian gần đây, mặc dù thị trường tín dụng đang được siết chặt lại, nhưng thị trường TPDN vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Năm 2012, chỉ có 43 doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu với tổng giá trị đạt 33.737 tỷ đồng và phát hành thành công 24.328 tỷ đồng, chỉ bằng xấp xỉ 15% lượng vốn mà TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh huy động được.

Các đợt phát hành thành công cũng tập trung vào những doanh nghiệp lớn như Vingroup hay NHTM cổ phần Công thương. Vì vậy, cần phải có những giải pháp phù hợp để trước mắt là tăng tỷ trọng dư nợ TPDN/GDP lên 7% GDP vào năm 2020 theo Lộ trình phát triển và xa hơn nữa là xây dựng thị trường TPDN thực hiện hiệu quả vai trò của mình.

Từ quá trình phát triển thị trường TPDN của các quốc gia như Malaysia (dư nợ TPDN chiếm 42% GDP) hay Hàn Quốc (dư nợ TPDN chiếm 75% GDP) có thể thấy một số điểm quan trọng mà Việt Nam cần tập trung trước tiên như:

Trước hết, phải minh bạch hóa thông tin về doanh nghiệp, các đợt phát hành, cách thức sử dụng vốn huy động thông qua một hệ thống thông tin trái phiếu (tương tự Hệ thống công bố thông tin trái phiếu BIDS - Bond Information Dissemination System của Malaysia). Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi trên thị trường phải có những tổ chức định mức tín nhiệm hay công ty giám sát độc lập.

Kinh nghiệm của các quốc gia ASEAN chỉ ra rằng sự có mặt của những tổ chức định mức tín nhiệm tốt là một yếu tố quan trọng trong việc định giá. Tuy nhiên, những tổ chức định mức tín nhiệm địa phương lại sử dụng phương pháp đánh giá có nhiều khác biệt so với quốc tế, chưa xây dựng được những chi tiết như lịch trình hoạt động của doanh nghiệp, trong khi các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế chỉ thực hiện đánh giá các doanh nghiệp lớn phát hành ở phạm vi quốc tế.

Vì vậy, các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu việc áp dụng một chuẩn mực chung về phương pháp đánh giá cho các tổ chức định mức tín nhiệm, giúp các nhà đầu tư dễ dàng có cơ sở đánh giá, so sánh việc đầu tư vào các quốc gia trong khu vực.

Ngoài ra, cũng có thể nghiên cứu xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm khu vực. Việc giám sát các công ty kiểm toán (CTKT) bởi một tổ chức độc lập cũng đang được thực hiện tại nhiều quốc gia. Tại Malaysia, một đạo Luật được thông qua năm 2009 đã thành lập Hội đồng Giám sát Kiểm toán, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2010. Hội đồng này sẽ trực tiếp giám sát các CTKT, hỗ trợ Ủy ban Chứng khoán trong việc quản lý chất lượng báo cáo của các CTKT.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa nguồn cung sản phẩm trên thị trường ngoài trái phiếu trả lãi định kỳ và trái phiếu chuyển đổi. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu phát triển thêm các loại chứng khoán có đảm bảo như chứng khoán hóa nợ vay bất động sản (MBS), chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (ABS)...

Ngoài ra, còn có thể phát hành Kỳ phiếu trung hạn (MTN - Medium Term Note). Tại Trung Quốc, sau khi MTN được phát hành lần đầu tiên vào năm 2008, doanh số phát hành của loại sản phẩm này đã tăng nhanh chóng, đạt 689 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2009, tăng trưởng hơn 300% so với năm trước6#. Tỷ trọng của MTN trong tổng dư nợ TPDN cũng tăng từ 21% vào năm 2008 lên tới 44% vào năm 2009. Ngoài ra, nhu cầu về sản phẩm phái sinh, nhất là phái sinh tỷ giá rất được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để phòng ngừa rủi ro.

Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi kinh tế càng khó khăn thì nhà đầu tư sẽ tìm đến với các kênh đầu tư an toàn như TPCP thay vì TPDN. Do vậy, để có thể phát triển thị trường TPDN, cần phải tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả bởi nếu doanh nghiệp không có tiềm lực kinh tế, hoạt động kinh doanh thua lỗ và không tạo dựng được lòng tin đối với giới đầu tư thì việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu của doanh nghiệp vẫn sẽ gặp khó khăn, thị trường TPDN theo đó cũng sẽ không thể phát triển được.

Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư

Hệ thống nhà đầu tư đa dạng là một yếu tố quan trọng trên thị trường, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tại các quốc gia khác trong khu vực, đối tượng tham gia trên thị trường trái phiếu bao gồm nhiều loại hình nhà đầu tư như tổ chức an sinh xã hội, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... với NHTM là trụ cột đầu tư chính. Chẳng hạn như tại Malaysia, các NHTM nắm giữ tới 43% dư nợ TPCP, tiếp đến là nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức an sinh xã hội (lần lượt nắm giữ 31% và 20% dư nợ TPCP). Các công ty bảo hiểm và cơ quan Nhà nước chỉ nắm giữ một phần nhỏ trái phiếu phát hành7#.

Để phát triển cơ sở nhà đầu tư, nhiệm vụ đầu tiên đối với Việt Nam là cần tăng cường tính chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư hiện có, sau đó là mở rộng thị trường tới các nhà đầu tư mới; giảm dần sự phụ thuộc của thị trường vào khối nhà đầu tư là các NHTM, tăng tỷ trọng TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, Công ty Quản lý quỹ nắm giữ từ mức 12% (2011) lên mức 20% (2020).

Từ mục tiêu đó, có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp như sau: (i) Sửa đổi Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg cho phép Bảo hiểm xã hội được đầu tư vào TPDN theo một tỷ lệ nhất định; (ii) Tăng cường việc đầu tư vào thị trường trái phiếu của công ty bảo hiểm và Công ty Quản lý quỹ; (iii) Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư khác như Bảo hiểm tiền gửi, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân; (iv) Tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn của các định chế tài chính khác (SCIC, DATC) bằng cách đặt ra quy định hạn chế các tổ chức này gửi tiền mà phải đầu tư vào trái phiếu.

Ngoài ra, nhóm nhà đầu tư khá quan trọng mà trên thị trường trái phiếu Việt Nam còn thiếu, đó chính là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Theo kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu của các quốc gia ASEAN, trong năm loại sản phẩm phái sinh chính (tỷ giá, lãi suất, cổ phiếu, hàng hóa, tín dụng), sản phẩm phái sinh tỷ giá có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư tổ chức thường lo ngại về rủi ro tỷ giá mỗi khi đầu tư ra nước ngoài.

Vì vậy, nếu muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngoài một số ưu đãi về thuế để khuyến khích họ tham gia, cần tập trung phát triển thị trường về chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm, cũng như dịch vụ trên thị trường nhằm giúp các nhà đầu tư tổ chức giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế chính sách cho sự phát triển của thị trường TPCP và TPDN

Tiềm năng phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam vẫn còn rất lớn, do vậy, để khơi thông thị trường này, cần hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng:

Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước; quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.

Sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP theo hướng thống nhất địa điểm đấu thầu TPCP tại HNX, thiết lập cơ chế nhà tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp TPCP và cơ chế thanh toán trái phiếu qua Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất của thị trường.

Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về phát hành TPDN theo hướng rà soát lại điều kiện phát hành trái phiếu trên cơ sở xem xét việc quy định bắt buộc có hệ số tín nhiệm đối với các đợt phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước sau khi cơ chế về xếp hạng tín nhiệm được ban hành.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa việc phát hành tín phiếu NHNN và phát hành tín phiếu kho bạc nhằm đảm bảo sự phát triển thống nhất của thị trường và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Theo Tạp chí Chứng khoán số 179

Từ khoá: đa dạng công ty bảo hiểm nhân thọ nền kinh tế công bố thông tin gdp chính sách thị trường bảo hiểm nhà nước chuyên nghiệp iii kinh tế phát triển việt nam công ty cổ phần thị trường chính phủ mức tín nhiệm thị trường tài chính chứng khoán quan tâm khó khăn giảm thiểu rủi ro bảo hiểm tiền bảo hiểm xã hội công ty bảo hiểm bão đa dạng hoá sản phẩm ổn định vai trò kinh doanh huy động giới đầu tư cổ phiếu mở rộng thị trường nghiên cứu pháp lý đồng bảo hiểm doanh nghiệp nhà nước tài chính hiệu quả công ty quản lý quỹ quyết định quốc tế tín dụng ngân hàng nhu cầu giải pháp thị trường quốc tế bảo hiểm an toàn thông tin quy mô thị trường phát triển thị trường doanh nghiệp thị trường trái phiếu bất động sản gia xây dựng sản phẩm thành công quản lý quỹ tăng trưởng mạnh mẽ kinh nghiệm bộ tài chính tăng trưởng malaysia bảo hiểm tiền gửi xếp hạng tín nhiệm thị trường chứng khoán quan trọng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tư trái phiếu phí bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm

Mỹ tố nhà ngoại giao Nga gian lận bảo hiểm

Giới chức Mỹ cáo buộc 49 nhân viên ngoại giao Nga đã và đang làm việc tại thành phố New York khai man thu nhập để hưởng chương trình bảo hiểm y tế dành cho người có thu nhập thấp (Medicaid) trong nhiều năm qua.

Theo Bloomberg, các nhân viên ngoại giao Nga bị cho là đã gây tổn thất khoảng 1,5 triệu USD cho ngân sách thành phố New York với các hành vi làm giả giấy tờ, khai man, cố tình đưa vợ sang Mỹ sinh con để hưởng bảo hiểm chăm sóc tiền sản và sinh nở. Trong số những người bị cáo buộc có nhóm từng làm việc cho Phái đoàn Nga tại LHQ, Lãnh sự quán Nga tại New York và Đại diện thương mại Nga. Moscow lập tức bác bỏ các tuyên bố trên và tố ngược lại rằng "có những kẻ bị ám ảnh bởi nước Nga và muốn phá hoại quan hệ song phương".

Danh Toại

>> Máy bay ném bom Nga lại áp sát không phận Nhật

>> Nga phát triển tên lửa không đối không 'bắn là trúng'

>> Nga sẽ có 4 vùng huấn luyện quân sự 'khủng

Từ khoá: thu nhập thấp chương trình bảo hiểm

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Phí Bảo hiểm xe ô tô: Thay đổi vì quyền lợi khách hàng

Phí Bảo hiểm xe ô tô: Thay đổi vì quyền lợi khách hàng

Thị trường bảo hiểm vật chất xe ô tô cá nhân đang chứng kiến cuộc đua gay gắt giữa các công ty bảo hiểm phi nhân thọ bằng cách liên tục giảm phí để thu hút khách hàng. Biểu phí hiện đang được đa số các công ty áp dụng không dựa trên mức độ rủi ro của từng khách hàng mà chỉ nhằm vào việc làm sao để có thể bán được nhiều hợp đồng nhất.

Báo cáo mới nhất về thị trường ô tô tiêu thụ tháng 9-2013 của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô trong nước (VAMA) cho thấy lượng xe ô tô tiêu thụ, cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu, tiếp tục tăng cao. Cụ thể trong chín tháng đầu năm, lượng xe con tiêu thụ trên thị trường đạt gần 31.000 xe, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lượng ô tô nhập khẩu trong chín tháng đầu năm của cả nước đã lên 24.000 chiếc, tăng 23% so với cùng kỳ. Rõ ràng, nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân ngày càng tăng đang trở thành một phân khúc thị trường đầy tiềm năng cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Tuy nhiên, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho biết trong những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kể cả các doanh nghiệp lớn đều kinh doanh kém hiệu quả trong mảng bảo hiểm xe cơ giới cụ thể là mảng bảo hiểm vật chất xe ô tô cá nhân.Theo ông Lộc nhận định, lý do là vì các doanh nghiệp do muốn mở rộng thị phần và tăng trưởng doanh thu nên đã cạnh tranh không lành mạnh. Bằng chứng rõ ràng của cuộc chạy đua thừa lượng thiếu chất này chính là thương hiệu bảo hiểm của các đại gia trong ngành được bày bán trên đường phố trong những tháng gần đây. Các biện pháp phi kỹ thuật như liên tục giảm phí và mở rộng điều khoản, điều kiện để thu hút khách hàng gián tiếp thừa nhận sự quan tâm chưa thích đáng giữa phí bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm.

Giám đốc nghiệp vụ của một công ty bảo hiểm trong nước thừa nhận các doanh nghiệp trong nước bị lỗ trong mảng bảo hiểm vật chất xe ô tô cá nhân chính là do giảm phí nhiều. Đồng thời, biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô cá nhân của các công ty được xây dựng theo kiểu cào bằng vốn đã được áp dụng từ xưa đến nay dường như không còn phù hợp với tình hình thị trường hiện tại. Cụ thể, đa số biểu phí của các công ty bảo hiểm hiện nay chỉ căn cứ trên năm sản xuất của xe, đời xe dòng xe (7 chỗ hay 4 chỗ), và các điều kiện khác để tính phí. Điểm hạn chế của biểu phí này là không xét đến lịch sử bồi thường của xe hay kinh nghiệm lái xe của khách hàng. Điều này sẽ tạo ra sự bất công giữa các khách hàng, ví dụ như khách hàng chạy xe an toàn không gây tai nạn và khách hàng chạy xe gây tai nạn khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, mức phí bảo hiểm nhận được vẫn như nhau. Việc tính phí chưa hợp lý vô tình tạo thêm sự ỷ lại cho những người chạy xe không cẩn thận vì đằng nào thì cũng được bồi thường. Riêng công ty bảo hiểm phải chịu nhiều tổn thất còn những tay lái an toàn thì bị thiệt thòi vì không nhận được ưu đãi.

Mở lối đi riêng

Khách hàng đang tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm tại GIC

Đứng trước tình trạng kinh doanh kém hiệu quả liên tục qua các năm của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, Bộ Tài Chính đã đưa ra Thông tư 124/2012/TT-BTC có hiệu lực từ 1-10-2012 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể, điều 40 của Thông Tư quy định trường hợp quy tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm không đảm bảo an toàn tài chính và ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm, Bộ Tài Chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dừng việc triển khai sản phẩm để tiến hành điều chỉnh các quy tắc, điều khoản, biểu phí và phải được Bộ Tài Chính phê duyệt trước khi tiếp tục triển khai. Hiện tại Bộ Tài Chính đang yêu cầu nhiều doanh nghiệp rà soát lại biểu phí sản phẩm bảo hiểm xe ô tô trình Bộ xem xét.

Trong điều kiện biểu phí sản phẩm bảo hiểm xe ô tô cá nhân trước nay được xây dựng không dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình thị trường Việt Nam, việc điều chỉnh lại biểu phí để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn cũng là vấn đề không đơn giản với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước. Đa số các công ty này sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài, những chuyên gia định phí có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới để tiến hành phân tích số liệu, xây dựng lại biểu phí mới cho phù hợp.

Như vậy, những doanh nghiệp bảo hiểm có sở hữu của công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ có lợi thế hơn. Sau khi Tập đoàn Bảo hiểm ERGO của Đức tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần ở Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) từ 25% lên 35%, ERGO đã hỗ trợ GIC thay đổi biểu phí vật chất xe cơ giới. Các chuyên gia định phí từ tập đoàn ERGO đã phân tích dữ liệu từ GIC, kết hợp với nghiên cứu các đặc điểm giao thông Việt Nam để xây dựng lại biểu phí mới, tăng năng lực cạnh tranh của GIC trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô cá nhân, bảo đảm quyền lợi cho tất cả khách hàng và phù hợp với thị trường trong bối cảnh hiện tại. Đại diện của GIC cho biết biểu phí mới sẽ xem xét những yếu tố thực tế như vùng miền, hiệu xe, tuổi xe, số tiền bảo hiểm và đặc biệt là lịch sử tổn thất. Như vậy, nếu khách hàng có lịch sử tổn thất tốt, lái xe an toàn thì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi.

Với biểu phí mới, GIC tạo ra sự công bằng cho các khách hàng khi mua bảo hiểm, thể hiện sự trân trọng đối với khách hàng, gửi gắm thông điệp ý nghĩa "Lái xe an toàn, nhận ngay phí tốt". Đây là một điểm sáng tích cực cho thấy các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng quan tâm đến quyền lợi của khách hàng nhiều hơn và công ty bảo hiểm có thể giành được nhiều thiện cảm hơn khi không chỉ nghĩ đến lợi nhuận trong kinh doanh mà còn chung tay xây dựng cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức an toàn giao thông mà Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đang phát động năm nay.

Với các biện pháp quản lý vĩ mô từ Bộ Tài chính trong khâu kiểm soát các sản phẩm không đảm bảo an toàn tài chính cũng như định hướng xây dựng biểu phí công bằng hơn cho khách hàng, hy vọng thị trường bảo hiểm xe ô tô sẽ không còn tình trạng cạnh tranh phi kỹ thuật và các công ty bảo hiểm được khuyến khích tạo ra những sản phẩm mới kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh doanh và lợi ích cộng đồng như GIC - phát triển vì quyền lợi của khách hàng.

Từ khoá: sản phẩm bảo hiểm số tiền bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm thị trường tổng thư ký bão vật chất xe cơ giới hiệp hội bảo hiểm hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm biểu phí bảo hiểm toàn cầu gic cháy xe thương hiệu bảo hiểm mức phí bảo hiểm khách hàng quyền lợi thị trường việt nam phí bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm vật chất xe an toàn tài chính đồng bảo hiểm tái tục hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm xe giao thông bảo hiểm giám đốc rủi ro được bảo hiểm an toàn biểu phí thị trường bảo hiểm bên mua bảo hiểm phùng đắc lộc được bồi thường tiền bảo hiểm mua bảo hiểm công ty bảo hiểm tài chính năm sản xuất tiêu thụ vật chất xe doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thị trường ô tô tổn thất sản phẩm mới bảo hiểm toàn cầu bảo hiểm phi nhân thọ công ty bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng doanh thu tập đoàn bảo hiểm nhân thọ luật kinh doanh bảo hiểm cá nhân công ty bảo hiểm toàn cầu bộ tài chính hợp đồng bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới cạnh tranh không lành mạnh gic bảo hiểm kinh doanh công ty hiệp hội bảo hiểm việt nam an toàn giao thông vật chất cạnh tranh bảo hiểm vật chất việt nam triển khai sản phẩm không lành mạnh vụ bảo hiểm gia xây dựng

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

TP.HCM: Đánh ghen, một phụ nữ bị rạch mặt chằng chịt giữa ban ngày

Dân Việt >

Pháp luật

TP.HCM: Đánh ghen, một phụ nữ bị rạch mặt chằng chịt giữa ban ngày

4524

Dân Việt - Ngày 5.12, Công an quận 5 vẫn đang điều tra vụ một phụ nữ bị rạch mặt xảy ra tại chung cư 727 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ trưa 4.12, chị H.T.C (SN 1977, tạm trú chung cư 727) bị đối tượng Lương Thị Kim Ng (SN 1974, ngụ quận 5) chặn lại ngay cầu thang của chung cư.

Ảnh minh họa từ internet

Liền sau đó có một người đàn ông nhào đến giữ chặt tay của chị C để cho đối tượng Ng cùng con gái dùng vật sắc nhọn rạch mặt chị vì cho rằng chị có quan hệ với chồng của Ng. Ngoài ra, chị C còn bị một đối tượng dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu..

Theo chị C, đối tượng Ng dẫn theo khá nhiều người vây chặn các lối ra vào chung cư phải khó khăn lắm mọi người mới có thể giải cứu và đưa nạn nhân đi cấp cứu trong tình trạng trên mặt bị rạch chằng chịt.