Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Vững tin để phát triển

kim cúc

Vững tin để phát triển

Những giá trị thương hiệu truyền thống trong 50 năm qua sẽ tiếp tục phát triển Bảo Việt thành một thương hiệu hiện đại, năng động và chuyên nghiệp. Nguồn: internet

Nhiều cơ hội

Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm năm 2014 sẽ có những bước chuyển mới. Dự báo, thị trường bảo hiểm sẽ đạt mức tăng trưởng 11-12% trong năm 2014. Riêng thị trường bảo hiểm nhân thọ tăng là khoảng 16-17%, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân đạt khoảng 110.000 tỷ đồng. Điều này được dựa trên chỉ số mức tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 5,8% GDP, lạm phát dưới 7%.

Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN được cải thiện hơn, thu nhập người lao động theo đó cũng tăng lên. Bên cạnh lộ trình mở cửa theo cam kết WTO, tiến trình thoái vốn tại các DN của các tổng công ty/ tập đoàn kinh tế nhà nước, nỗ lực tái cơ cấu thị trường bảo hiểm cũng được đẩy mạnh hơn trong năm nay, qua đó sẽ góp phần giúp thị trường bảo hiểm phát triển ổn định và bền vững.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các DN sẽ tập trung đa dạng hóa kênh phân phối, tăng cường triển khai bảo hiểm cho lĩnh vực dân cư; Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ thì năm 2014 là thời điểm để triển khai các dịch vụ, các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện; bảo hiểm nhóm đối với DN; bảo hiểm sức khỏe và y tế.

Hiện đã có nhiều DN bảo hiểm, trong đó có cả những tên tuổi lớn như Bảo Việt Nhân thọ đang đẩy mạnh việc xây dựng và giới thiệu tới khách hàng sản phẩm bảo hiểm hưu trí. "Với kinh nghiệm và nền tảng vững chắc cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ đối tác chiến lược Sumitomo Life, chắc chắn sản phẩm bảo hiểm hưu trí sẽ đáp ứng được sự chờ đợi và kỳ vọng của khách hàng", ông Nguyễn Đức Tuấn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ từng nhấn mạnh.

Bất chấp thị trường đang khá "ngột ngạt" với sự tham gia của 59 DN kinh doanh bảo hiểm (gồm 29 DN bảo hiểm phi nhân thọ, 16 DN bảo hiểm nhân thọ, 12 DN môi giới bảo hiểm, 2 DN tái bảo hiểm và hàng chục văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài) song cũng phải thừa nhận rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn rất hấp dẫn. Tỷ lệ phí bảo hiểm/ GDP hiện rất thấp, chỉ đạt khoảng 1,5%, bình quân phí bảo hiểm/ người dân thấp so với các nước trong khu vực. Chưa kể, số lượng DN và người dân tham gia cũng còn ít... Do vậy, không quá khó hiểu khi phần lớn các DN vẫn đều lạc quan về tương lai và đặt mục tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Điển hình như Tập đoàn Bảo Việt cũng đặt mục tiêu, đối với Công ty mẹ tổng doanh thu tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế phấn đấu tăng 1,5%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ dự kiến đạt 16,5%, dự kiến tỷ lệ cổ tức cho cổ đông từ 13-15%...

Vượt thách thức, hướng thành công

Lạc quan về những cơ hội mới song nhiều chuyên gia đều chung nhận định, thách thức vẫn còn rất nhiều ở phía trước. TS. Hoàng Việt Hà, Giám đốc Hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt dự báo, sẽ có sự cạnh tranh không nhỏ trên mọi phương diện từ quản trị DN, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động... đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, chính môi trường cạnh tranh này lại là động lực thúc đẩy các DN kinh doanh bảo hiểm nói chung và Tập đoàn Bảo Việt nói riêng, từng bước vươn lên hoàn thiện và hội nhập theo thông lệ quốc tế; tăng cường minh bạch thông tin; mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, xứng tầm khu vực.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, Tập đoàn Bảo Việt đã lựa chọn thông điệp "Vì những niềm tin của bạn" nhằm thể hiện cam kết luôn đồng hành và hỗ trợ khách hàng, đối tác, cổ đông vì niềm tin vào sự thành công, hạnh phúc và thịnh vượng. Hy vọng với mạng lưới rộng lớn tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc (gồm 150 chi nhánh, 700 phòng phục vụ khách hàng của bảo hiểm phi nhân thọ lẫn nhân thọ và trên 30 chi nhánh, phòng giao dịch cung cấp dịch vụ khác), Bảo Việt sẽ có cơ hội khai thác thị trường tiềm năng, giúp Bảo Việt phục vụ cho khoảng 10 triệu khách hàng bảo hiểm phi nhân thọ và 2 triệu khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Trên cơ sở định hướng rõ ràng, Bảo Việt sẽ thực hiện chiến lược phát triển đã đặt ra tới năm 2015. Trong đó, tiếp tục thực hiện việc hoàn thiện mô hình quản trị DN theo chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là tăng cường tiềm lực tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tập trung nhằm tăng cường chuyên môn hóa; nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ chất lượng; đa dạng hóa kênh phân phối; giữ vững vai trò là DN nòng cốt, hàng đầu trên thị trường dịch vụ tài chính-bảo hiểm Việt Nam. Qua đó, phát triển thị phần nhằm đáp ứng yêu cầu hơn nữa của khách hàng và nhà đầu tư cũng như triển khai hiệu quả các chính sách đối với cộng đồng.

"Những giá trị thương hiệu truyền thống trong 50 năm qua sẽ tiếp tục phát triển Bảo Việt thành một thương hiệu hiện đại, năng động và chuyên nghiệp, giữ vững được niềm tin vững chắc của khách hàng, cổ đông, đối tác và cam kết vững bền của cán bộ", TS. Hoàng Việt Hà khẳng định.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 3 - 2014

Từ khoá: chiến lược hiệp hội bảo hiểm niềm tin đối tác chiến lược nền kinh tế đa dạng hoá sản phẩm hiệp hội bảo hiểm việt nam gia đa dạng hãng bảo hiểm thị trường bảo hiểm vốn điều lệ tổng thư ký triển khai năng suất lao động công ty bảo việt tái bảo hiểm bão phùng đắc lộc chất lượng sản phẩm công ty bảo hiểm hãng bảo hiểm phi nhân thọ sản phẩm mới phi nhân thọ bảo hiểm sức khỏe thương hiệu kênh phân phối công ty đối tác việt nam tổng giám đốc tăng trưởng bảo việt lĩnh vực bảo hiểm dịch vụ bảo việt nhân thọ thị trường bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm phi nhân thọ tập đoàn bảo việt khách hàng bảo hiểm nhân thọ nhân thọ phát triển bảo hiểm hưu trí kinh doanh bảo hiểm người lao động môi giới bảo hiểm kinh doanh tổng công ty bảo việt nhân thọ sản phẩm kinh tế cạnh tranh thị trường bảo hiểm việt nam lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ chiến lược phát triển thị trường tiềm năng khách hàng bảo hiểm bảo hiểm nhóm sản phẩm bảo hiểm tập đoàn kinh tế văn phòng đại diện tập đoàn thị trường bảo hiểm

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Mũ bảo hiểm rởm lại vào tầm ngắm

Dân Việt >

Thời sự

Mũ bảo hiểm rởm lại vào tầm ngắm

4524

Dân Việt - Mũ bảo hiểm (MBH) không đạt chất lượng, hay còn gọi là MBH rởm một lần nữa được các cơ quan quản lý đặt mục tiêu phải xử lý nghiêm.

Ngày 24.4, ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG) cho biết, Ủy ban sẽ chủ trì thực hiện chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải MBH nhằm nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành các quy định liên quan.

Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho rằng chính sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan quản lý đã khiến MBH kém chất lượng tiếp tục còn đất sống.

Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương trong một lần kiểm tra MBH không đạt chuẩn tại Hà Nội.

Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương trong một lần kiểm tra MBH không đạt chuẩn tại Hà Nội.

Ở khía cạnh người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sử dụng MBH không đạt chuẩn, đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cho biết chế tài mới nhất để xử phạt đã có hiệu lực. Cụ thể, theo Nghị định 171, từ 1.1.2014 người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội MBH hoặc đội MBH không đạt chuẩn bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Nhưng trên thực tế việc xử phạt thời gian qua còn nhiều hạn chế.

Một trong những mục đích, yêu cầu được Ủy ban ATGTQG đặt ra trong kế hoạch xử lý MBH rởm lần này là phải phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, lực lượng, triển khai đồng loạt tuyên truyền, kiểm tra, xử lý trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, sẽ tập trung vào 3 hoạt động chính là tuyên truyền, xử lý các vi phạm trong sản xuất kinh doanh và xử lý hành vi đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.

Hà Nội là địa phương tiến hành các hoạt động thí điểm ra quân xử lý từ ngày 20.4 đến ngày 10.5. Các lực lượng chức năng sẽ tập trung xử lý mũ giả, mũ nhái các thương hiệu, sử dụng tem CR giả dán lên mũ có hình thức giống MBH, ghi nhãn MBH xe máy lên các mũ không đúng quy chuẩn... Đối với người điều khiển phương tiện không đội MBH hoặc đội mũ không đạt chuẩn trước mắt sẽ tiến hành dừng xe, tuyên truyền nhắc nhở, giao nộp để tiêu hủy mũ không phải là MBH. Dự kiến đến ngày 19.5, Ủy ban ATGTQG sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH khi tham gia giao thông.

Để tạo điều kiện cho lực lượng Cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ, đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các cơ quan chức năng cần quy định rõ kiểu dáng, mẫu mã, tem phân biệt hàng thật và hàng giả. Đi kèm với đó là kiên quyết quản lý chặt các cơ sở sản xuất, lưu thông mặt hàng này.

Từ khoá: giao thông kiểm tra gia triển khai an toàn giao thông tham gia giao thông xử lý nghiêm tuyên truyền kinh doanh giao thông đường bộ xử phạt

Gần 400 công nhân trắng tay khi ông chủ Hàn Quốc "mất tích"

Liên tục những ngày qua, khoảng 385 công nhân (CN) công ty TNHH MTV PIA Toàn Cầu (100% vốn Hàn Quốc, Q.12, TPHCM) vẫn bám trụ tại công ty và chờ đợi ông chủ người Hàn Quốc trở lại trả tiền lương cho họ.

Nhà đầu tư "tay không bắt giặc"

Đến ngày được trả lương nhưng thấy cả ban lãnh đạo công ty đều... im ru, các CN Công ty Toàn Cầu kéo nhau lên gặp giám đốc là ông Lee Sang Soo mới phát hiện ông này đã "biến mất", không thể liên lạc được. Gần 400 CN hoang mang đổ xô đi tìm kiếm giám đốc nhưng vô vọng.

Theo xác minh sơ bộ của các cơ quan chức năng quận 12, Công ty PIA Toàn Cầu hiện đang mang nợ tổng số tiền 6 tỷ đồng, trong đó nợ lương CN hơn 2,4 tỷ đồng, tiền thuê xưởng 4 tháng, tiền thuê máy móc là 1 tỷ đồng, nợ BHXH khoảng 2,8 tỷ đồng...

Trước khi các ông chủ Hàn Quốc "biến mất", CN cho biết là hàng vẫn xuất đều, CN phải tăng ca liên tục. Đáng ngờ nhất là việc hàng vừa xuất đi thì ngay lập tức ban giám đốc 3 người và ông Lee Sang Soo cũng "bốc khói" luôn, điện thoại không liên lạc được.

Hàng trăm công nhân Công ty PIA Toàn Cầu mất quyền lợi vì chủ bỏ trốn

Nam công nhân tên Long cho biết, anh ở trọ gần khu nhà của ông Soo đang thuê, hôm CN ngừng việc anh Long hỏi bà giúp việc thì được biết ông Soo đã mang va ly, bên trong có 2 bộ quần áo, nói là "về quê"? Điều này hoàn toàn trùng khớp với trả lời của ông Nguyễn Hùng, cán bộ Liên đoàn Lao động Q.12 cho biết ông Soo đã xuất cảnh hôm 8/4 (tức trước 1 ngày hẹn trả lương CN và trả tiền cho các đối tác).

Xác minh của các cơ quan chức năng còn cho thấy toàn bộ đất đai nhà xưởng là Công ty PIA Toàn Cầu đi thuê, máy móc cũng thuê, BHXH trốn đóng, còn tiền lương công nhân thì nợ! Nghĩa là ông Lee Sang Soo hoàn toàn là một nhà đầu tư "tay không bắt giặc".

Bế tắc hướng giải quyết

Gặp chúng tôi tại cổng Công ty PIA Toàn Cầu, các CN tập trung than thở, não nề vì nỗi lo mất trắng tiền lương. Ông chủ Hàn Quốc khó có hy vọng quay lại khi đang ôm món nợ hơn 6 tỷ đồng. Họ chỉ mong lấy lại sổ BHXH để đi công ty khác làm nhưng hiện tại công ty đã bị các cơ quan chức năng niêm phong nên cũng chưa thể lấy được sổ.

Chị Lan, một nữ CN đang mang bầu 6 tháng, khóc lóc kể: "Em nghe nói trước đây vào thời điểm năm 2009, khi phong trào chủ DN bỏ trốn rộ lên, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao UBND tỉnh ứng ngân sách địa phương để trả lương cho NLĐ bị mất việc làm tại DN có chủ bỏ trốn. Nhờ đó nhiều CN đã được hỗ trợ, vượt qua cơn khốn cùng. Tuy nhiên, trường hợp của tụi em đến giờ không thấy ai đả động gì. Chúng em toàn CN ở các tỉnh xa, tiền nhà trọ đã nợ từ tháng trước chưa trả, mấy ngày nay phải ăn mì tôm cầm cự qua ngày!".

Theo tìm hiểu của phóng viên tại TPHCM, không chỉ Công ty PIA Toàn Cầu mà hàng loạt DN có chủ bỏ trốn diễn ra nhiều năm nay đến giờ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như Công ty TNHH Haekwang Vina 100% vốn Hàn Quốc, huyện Hóc Môn; Công ty TNHH dệt len Magnicon 100% vốn Đài Loan, Q.12; công ty Hojin 100% vốn Hàn Quốc, quận Bình Tân; công ty TNHH Sae Hwa Vina 100% vốn Hàn Quốc Q.12; công ty TNHH Kyung Sung Vina Hóc Môn...

Nhiều nữ CN bụng mang dạ chửa, đời sống khó khăn

Một cán bộ công đoàn phân trần, do Bộ luật Lao động và các luật liên quan không quy định rõ thế nào là "bỏ trốn", nên khi áp dụng xử lý các cơ quan chức năng bị lúng túng. Còn Luật đầu tư thì chưa có quy định cho phép thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của DN nước ngoài bỏ trốn. Do đó, nếu cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi sẽ dễ "dính" bị kiện ngược. Như thế, trường hợp của gần 400 CN công ty PIA Toàn Cầu rất có thể lại rơi vào "vết xe đổ" như những vụ việc trước đó nếu không có phương án giải quyết dứt điểm.

Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng văn phòng Luật Tín Nghĩa, TPHCM - với các vụ chủ DN bỏ trốn ngay khi mới xảy ra ngoài việc hỗ trợ, các nhà chức trách cần có hướng dẫn để NLĐ định hướng. Ngoài ra, việc chủ DN bỏ trốn hiện nay là rất phổ biến, vì thế cần luật hóa biện pháp xử lý dân sự, hình sự đối với đối tượng này. Về dân sự, cần xác định cơ quan nào được quyền tuyên bố chủ DN bỏ trốn, quyền xử lý tài sản của DN, thời hạn xử lý tài sản và hoàn trả tiền nợ lương, nợ BHXH cho NLĐ, miễn quyền khiếu nại, khởi kiện của DN có chủ bỏ trốn. Về hình sự, cần xử lý đối với chủ DN bỏ trốn nếu có hành vi cố ý làm trái qui định pháp luật...

TheoDantri.com.vn

Từ khoá: tphcm toàn cầu giám đốc giấy chứng nhận bhxh bộ luật lao động công nhân hàn quốc công ty toàn cầu công ty

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Tập đoàn bảo hiểm Mỹ "săn" siêu dự án tại Việt Nam

(VnMedia) -Giá trị thị trường của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam được dự kiến sẽ tăng từ 139,2 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 7,3 tỷ USD) từ năm 2010 lên đến 288,1 nghìn tỷ đồng (15,1 tỷ USD) vào năm 2015.AIG đang nhắm tới thị trường này.

Tại hội thảo về Dự báo Xây dựng và Quản lý các rủi ro trong các siêu dự án xây dựng do Tập đoàn bảo hiểm quốc tế AIG của Mỹ tổ chức sáng nay (22/4), các chuyên gia quốc tế đã đánh giá,  giá trị thị trường của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam được dự kiến sẽ tăng từ 139,2 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 7,3 tỷ USD) từ năm 2010 lên đến 288,1 nghìn tỷ đồng (15,1 tỷ USD) vào năm 2015.

AIG cho biết, đây là thị trường mà AIG đã sẵn sàng để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng mới trong ngành xây dựng, vì sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ mang lại những dự án xây dựng có quy mô lớn.

 Ảnh minh họa

 Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ mang lại những dự án xây dựng có quy mô lớn

Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế và khu vực trong ngành xây dựng của AIG đã gặp gỡ với các thành viên ngành công nghiệp xây dựng và bảo hiểm trong nước nhằm giới thiệu bao quát toàn bộ các sản phẩm và dịch vụ của công ty trong ngành xây dựng.

"Việc mở rộng liên tục và tăng trưởng của nền kinh tế và của các dự án xây dựng quy mô lớn tại Việt Nam giúp AIG có cơ hội cung cấp cho ngành công nghiệp xây dựng trong nước những lợi thế hiện tại rất mạnh của AIG như về nguồn lực và các khả năng trong ngành công nghiệp xây dựng", người đứng đầu bộ phận môi giới và quản lý khách hàng của AIG khu vực châu Á, ông Robin Johnson chia sẻ.

"Hội thảo về Dự báo Xây dựng và Quản lý các rủi ro trong các siêu dự án xây dựng khẳng định cam kết của AIG trong việc đưa ra những cách thức sáng tạo giúp ứng phó với các rủi ro xảy ra và sự tăng trưởng của các dự án xây dựng quy mô lớn trong lĩnh vực này", ông Robin Johnson cho biết thêm.

Hội thảo cũng nhấn mạnh một giải pháp bảo hiểm được thiết kế tốt có thể giải quyết những rủi ro phức tạp và những thách thức trong các siêu dự án xây dựng trong thế kỷ 21.

Hiện nay, với việc Việt Nam gần như tham gia đầy đủ vào các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương, hội nhập sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu, những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đang nắm bắt các cơ hội tăng trưởng này trong ngành xây dựng với những dự án có quy mô lớn hoặc siêu lớn.

Để đón đầu xu thế phát triển này, Việt Nam đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp thay đổi môi trường đầu tư và kinh doanh, thông qua việc xem xét và sửa đổi một số bộ luật sao cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế nhằm tạo ra một sân chơi rộng mở cho hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài.

"Với những kinh nghiệm rất lớn trong ngành xây dựng, cùng với các thế mạnh khác trong thương mại, chúng tôi giúp khách hàng của chúng tôi quản lý, giảm thiểu và tránh các rủi ro", bà Susan E.Loftus, Giám đốc điều hành kiêm Tổng Giám đốc công ty bảo hiểm AIG Việt Nam phát biểu.

Tại hội thảo, một số chuyên gia quốc tế trong ngành xây dựng cho rằng, bên cạnh các yếu tố rủi ro bắt nguồn từ thiên nhiên thì những rủi ro trong quá trình triển khai dự án từ khâu tổ chức, tham gia đấu thầu cho đến quá trình quản lý dự án cũng sẽ mang lại những thất bại không lường trước được. Đặc biệt, khi các bên liên quan thực hiện quy trình thiếu nhất quán, không minh bạch các thông tin và không có quá trình hậu kiểm.

Do đó, một dự án đầu tư có quy mô lớn khi thực hiện tại Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Đối với các dự án có yếu tố nước ngoài thì sẽ thực hiện theo một số hướng dẫn của các nhà tài trợ, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

AIG (American International Group) hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005 và là công ty có các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm tài sản và bảo hiểm tai nạn hàng đầu tại thị trường Việt Nam hiện nay. Cổ phiếu của AIG được niêm yết tại thị trường chứng khoán New York và thị trường chứng khoán Tokyo.

Đinh Bách

Từ khoá: việt nam nền kinh tế bão american international group công ty bảo hiểm aig dịch vụ bảo hiểm bảo hiểm công ty kinh tế quốc tế thị trường bảo hiểm tài sản hội thảo xây dựng tăng trưởng vụ bảo hiểm gia bảo hiểm tai nạn tổng giám đốc chuyên gia giải pháp bảo hiểm thị trường việt nam tập đoàn bảo hiểm thị trường chứng khoán

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Bắt hacker dám khai thác lỗ hổng "Trái tim rỉ máu"

Stephen Arthuro Solis-Reyes là hacker đầu tiên bị bắt giữ vì đã khai thác lỗ hổng "Trái tim rỉ máu" cho những mục đích sai trái.

Một thanh niên 19 tuổi tên Stephen Arthuro Solis-Reyes, sống tại London (Anh) vừa bị cảnh sát Canada bắt giữ vào hôm 15/04 vì hành vi khai thác lỗ hổng bảo mật Heartbleed (Trái tim rỉ máu) để đánh cắp thông tin người dùng trên trang web kê khai thuế của Canada (CRA).

 - 1

Stephen Arthuro Solis-Reyes.

Thông tin ban đầu cho biết, CRA là một trong những nạn nhân đầu tiên trên thế giới có báo cáo bị tấn công trực tuyến bởi lỗ hổng Heartbleed. Theo CRA thì lỗ hổng này bị tin tặc khai thác để đánh cắp số bảo hiểm xã hội của khoảng 900 người nộp thuế. Số bảo hiểm xã hội được sử dụng để tìm việc làm hoặc nhận tiền trợ cấp từ chính phủ Canada.

Ngay sau khi phát hiện bị tấn công, CRA đã tạm thời dừng mọi hoạt động nộp hồ sơ thuế trực tuyến và báo cáo cho cảnh sát vào cuộc. Sau 4 ngày điều tra, cảnh sát Canada đã chính thức bắt giữ Stephen cùng máy vi tính của người này.

Dự kiến, Stephen sẽ phải hầu tòa vào ngày 17/07 năm nay. Hiện chưa rõ thông tin về thiệt hại và những dữ liệu mà hacker này đã có được.

Heartbleed là lỗ hổng cho phép bất cứ ai trên Internet đọc bộ nhớ của thiết bị được bảo vệ bởi một phiên bản có lỗ hổng của thư viện OpenSSL.

Trong trường hợp xấu nhất, một phần nhỏ của bộ nhớ chứa đựng những thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu hoặc thậm chí là khóa riêng tư (private key) mà máy chủ dùng để duy trì kết nối được mã hóa có thể bị đánh cắp.

Ngoài ra, lỗ hổng Heartbleed không để lại dấu vết nên không có cách nào xác định máy chủ đã bị tấn công và loại dữ liệu đã bị đánh cắp.

Theo báo cáo từ Kaspersky Lab, họ đã phát hiện bằng chứng hôm thứ Hai rằng, một vài nhóm tin tặc được cho là có liên quan đến hoạt động gián điệp mạng do nhà nước tài trợ đã chạy các đợt quét (scan) ngay sau khi tin tức về sự cố này nổi lên vào thứ Hai. Vào thứ Ba, Kaspersky đã xác định được các đợt quét như vậy đến từ hàng chục actor, và số lượng tăng lên vào hôm thứ Tư sau khi Rapid7 phát hành một công cụ miễn phí để thực hiện quét.

Từ khoá: cảnh sát bảo hiểm xã hội thông tin khai thác tấn công bão

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Bị giật túi xách, thiếu nữ ngã xe nằm bất động

- Do chủ quan đeo túi xách bên người cộng với không đội mũ bảo hiểm, thiếu nữ trong video dưới đây đã bị ngã xuống đường và nằm bất động.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Chở bạn gái trên phố, Bảo Trâm Idol gặp chốt 141

Điều khiển xe máy trên phố chở theo một người bạn gái, nữ ca sỹ trẻ Bảo Trâm đã gặp liên ngành 141.

Sự việc diễn ra vào khoảng 14h30 chiều ngày hôm nay (14/4) tại ngã tư Bà Triệu - Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Lúc này, Bảo Trâm Idol điều khiển xe máy Honda Lead màu bạc mang BKS 30F9 - 9538, chở đằng sau 1 người bạn và không đội mũ bảo hiểm, lưu thông trên phố Bà Triệu.

Khi đến ngã tư nói trên, chiếc xe bị tổ công tác 141 đang làm nhiệm vụ tại đây dừng để kiểm tra và xử lý.

Bảo Trâm Idol cho biết: "Em và bạn vừa đi thu âm ở VOV về, do vội đến một show khác nên 'quên' đội mũ, mong các anh thông cảm".

Tại thời điểm kiểm tra, nữ ca sỹ trẻ đã xuất trình được các loại giấy tờ xe. Do đó, tổ công tác đã nhắc nhở và xử lý theo quy định.

Tin 141: Cập nhật tin tức, clip nóng hổi nhất, kịp thời nhất về những chiến công của lực lượng 141 trên địa bàn TP Hà Nội. Mời bạn đọc theo dõi thường xuyên trên Congly.com.vnBạn đọc cũng có thể bình luận về bài viết trên địa chỉ facebook Bản tin 141.

 

Hoàng Nguyễn

Từ khoá: bão

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Phó giám đốc xem thường ATLĐ: Ba kĩ sư, công nhân chết oan

(CATP) Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương thành lập tháng 4-2013, do ông Tăng Văn Đức làm chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Trương Hải làm giám đốc, trụ sở đặt tại lô A18 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM. Đây là công ty từng nhiều lần bị cơ quan chức năng lập biên bản xử lý vi phạm do gây ô nhiễm môi trường với số tiền phạt hàng tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn bị phát hiện có nhiều sai phạm trong sử dụng lao động, xây dựng trái phép, nợ bảo hiểm xã hội... Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TPHCM đã kết luận điều tra, chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện Kiểm sát TPHCM, đề nghị truy tố phó giám đốc phụ trách môi trường Trịnh Thị Phương Mai (31 tuổi, ngụ Q7) về hành vi "vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động", dẫn đến cái chết thương tâm của ba kĩ sư, công nhân công ty là Nguyễn Minh Tuân, Lê Phát Tài và Huỳnh Thanh Tài.

Hào Dương có một khu xử lý nước thải gồm các bể chứa, lắng và thu gom bùn, thông nhau qua hệ thống đường ống. Quá trình hoạt động, đường ống dẫn bùn từ bể lắng một sang bể thu gom bùn bị nghẹt. Ngày 24-4-2013, kỹ sư Nguyễn Minh Tuân - Phòng môi trường - báo cáo Phó giám đốc Mai (được bổ nhiệm ngày 20-5-2011) hiện tượng trên và đề xuất xử lý bằng cách gắn đường ống nước sạch vào ống dẫn bùn bị nghẹt, sau đó dùng bơm công suất lớn bơm nước tạo áp lực đẩy bùn ra. Được bà Mai đồng ý, 9 giờ sáng 24-4-2013 kĩ sư Tuân xuống hiện trường chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, thay vì hút nước sạch từ sông vào để thông đường ống, kĩ sư Tuân hướng dẫn sử dụng máy bơm hút nước thải của bể lắng một đẩy vào.

Các công nhân Nguyễn Văn Đủ, Huỳnh Thanh Tài, Trần Quốc Trí được phân công thực hiện. Anh Tài dùng thang tre xuống đáy bể gắn đường ống dẫn nước thải vào ống dẫn bùn bị nghẹt thông qua máy bơm nước. Anh Đủ đứng trên bể lắng một và hồ thu bùn gắn các đoạn ống. Anh Trí có nhiệm vụ đấu nối dây điện vào máy bơm và theo dõi hoạt động. 10 giờ 15 cùng ngày khi đường ống dẫn bùn thông, anh Tài xuống bể thu gom bùn để tháo đường ống ra. Nhưng mới gỡ được một số bù - loong thì khí đọng và nước thải từ hồ lắng một chảy qua đường ống vừa thông khiến anh ngạt thở. Tài vội vàng leo lên thang tre nhưng được nửa chừng thì ngất xỉu, rơi xuống bể thu gom bùn. Kĩ sư Tuân đứng trên bể giám sát bèn leo xuống đưa anh lên nhưng cũng bị ngạt khí, ngã xuống. Anh Đủ thấy vậy liền tri hô để mọi người ứng cứu. Lúc này, công nhân Lê Phát Tài làm việc gần đó chạy lại, leo xuống bể cũng ngạt thở, rơi xuống như hai người trước. Kết luận pháp y cho thấy cả ba tử vong do sặc bùn đường thở.

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động thương tâm trên là do các kĩ sư, công nhân không thực hiện biện pháp an toàn theo quy định khi thông đường ống. Trách nhiệm thuộc về Phó giám đốc phụ trách môi trường Trịnh Thị Phương Mai. Cụ thể, bà Mai không yêu cầu kĩ sư Tuân lập kế hoạch, phương án thực hiện bằng văn bản, không đưa ra phương thức xử lý đúng quy định, không giám sát quá trình thực hiện để nhắc nhở các công nhân tuân thủ quy định về an toàn lao động.

Lẽ ra theo quy trình, Phó giám đốc Mai phải chỉ đạo công nhân rút sạch nước và chất thải ở bể lắng một, thu gom hết bùn từ hố ra ngoài, sau đó sử dụng nước sạch thông ống, mặt khác công nhân thực hiện phải mang mặt nạ chống độc và thắt dây an toàn...                                       

Từ khoá: công ty công ty cổ phần tphcm bảo hiểm xã hội an toàn lao động tai nạn lao động môi trường quy định lao động an toàn công nhân hội đồng quản trị giám đốc