Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bảo Long khóc nức nở khi bị loại khỏi 'Bước nhảy'

"; strOut += "

"; strOut += ""; box.prepend(strOut); })(); } // Twitter !function(d,s,id){var js,fjs=d.getElementsByTagName(s)[0];if(!d.getElementById(id)){js=d.createElement(s);js.id=id;js.src="https://platform.twitter.com/widgets.js";fjs.parentNode.insertBefore(js,fjs);}}(document,"script","twitter-wjs"); // google window.___gcfg = {lang: 'vi'}; (function() { var po = document.createElement('script'); po.type = 'text/javascript'; po.async = true; po.src = 'https://apis.google.com/js/plusone.js'; var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(po, s); })(); // facebook if (navigator.appVersion.indexOf("MSIE 7.") == -1) { (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "//connect.facebook.net/vi_VN/all.js#xfbml=1&status=0"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); } });

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Nhiều hoạt động trong Ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông"

PNO - Ngày 29/9, tại nhiều địa điểm trên địa bàn TP.HCM, đồng loạt diễn ra các hoạt động Ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông". Chương trình do Thành đoàn TP.HCM tổ chức.

Học sinh, sinh viên tham gia chương trình đổi vé xe buýt lấy quà tặng tại Ngày hội, diễn ra trong khuôn viên Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP.HCM.

Tại quận 8, từ sáng sớm, ban tổ chức đã phát động Tháng cao điểm "An toàn giao thông với bình yên sông nước" trong đông đảo đoàn viên thanh niên và người dân quận 8. Ngay sau lễ phát động, Quận đoàn đã tổ chức đoàn hành trình bằng phương tiện xe gắn máy nhằm tuyên truyền các tiêu chí xây dựng văn hóa giao thông trong thanh niên và người dân quận 8; tặng 100 nón bảo hiểm cho đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận; thực hiện khu vực "Trò chơi liên hoàn tuyên truyền về pháp luật giao thông"; khu vực triển lãm hình ảnh An toàn giao thông và phong trào "Đoàn tham gia đảm bảo trật tự An toàn giao thông"; khu vực "Tập huấn lái xe an toàn và tiết kiệm" trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi quận 8; khu vực "Đổi nón bảo hiểm có trợ giá" diễn ra trước cổng Trường Tiểu học Bông Sao phường 5, quận 8; khu vực "Xây dựng bến đò ngang an toàn" tại phường 7, 15, 16...

Tại khuôn viên Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (Làng Đại học Thủ Đức, phường Linh Trung, quận Thủ Đức), diễn ra lễ phát động cuộc vận động "Xây dựng Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM xanh, hiện đại" và Ngày cùng hành động "Đoàn tham gia đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội - thực hiện nếp sống văn minh đô thị" và Ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông" năm 2013.

Tại đây, đã diễn ra lễ ký kết liên tịch cùng phối hợp tổ chức các hoạt động tham gia đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội - thực hiện nếp sống văn minh đô thị; thực hiện công trình các tuyến đường thanh niên giữa Ban cán sự Đoàn ĐHQG TP.HCM, Đoàn Công an A TPHCM, Quận đoàn Thủ Đức, Thị đoàn Dĩ An (tỉnh Bình Dương), Đoàn trường Thể dục Thể thao TPHCM, Đoàn trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đoàn trường Đại học An ninh Nhân dân; tặng 100 nón bảo hiểm và 4.000 vé xe buýt cho sinh viên...

Tại Khu Chế xuất Linh Trung, Q.Thủ Đức, diễn ra nhiều nội dung như các sân chơi tìm hiểu luật Giao thông đường bộ, khu vực tập huấn kỹ năng xử lý tình huống tai nạn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn và chương trình văn nghệ truyền thông dành cho thanh niên công nhân và người lao động,...

Nhiều tọa đàm về văn hóa giao thông cũng đã được tổ chức tại Nhà Thiếu Nhi TP.HCM, hội trường Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn TNHH một thành viên - SAMCO, Khu lưu trú thanh niên công nhân quận 12. Ngoài việc trao đổi những vấn đề liên quan đến chủ đề xây dựng văn hóa giao thông, đoàn viên thanh niên còn được xem phim tư liệu về an toàn giao thông, được thông tin về tình hình giao thông trong thời gian qua trên địa bàn TP.HCM.

Trần Ái

 

Từ khoá: an toàn gia người lao động thanh niên giao thông đường bộ bão xây dựng tai nạn giao thông giao thông văn hoá an toàn giao thông bảo hiểm

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Tiến Đạt lo lắng nhìn Hari leo núi

Sự quan tâm của chàng rapper dành cho cô người yêu Hàn Quốc khiến không ít bạn gái phải ghen tỵ

Ở thử thách Vượt Rào, thành viên thực hiện Vượt Rào sẽ phải mặc đồ bảo hộ và được hướng dẫn để leo lên một vách núi, trong quá trình leo, thành viên này sẽ lần lượt thu thập những quả trứng được đặt ở nhiều chiếc rổ ở độ cao khác nhau, và ở chiếc rổ cao nhất, họ phải lấy được một chai nước. Hoàn thành thử thách họ sẽ được nhận mật thư đi tiếp.

Tụt lại so với đội Tím từ thử thách chụp hình trên phao trước đó, đội Hồng của Tiến Đạt, Hari lại lâm vào thế khó khăn khi họ không có quyền lựa chọn người thực hiện Vượt Rào do Tiến Đạt đã làm hết lượt của mình. Và với một môn thể thao mạo hiểm đòi hỏi nhiều về thể lực như leo núi, cộng với việc những thử thách trước đã làm mất nhiều sức lực, thì vượt rào lần này dường như là quá sức với Hari. Tuy nhiên, Hari cũng đã không lựa chọn bỏ cuộc mà quyết tâm thực hiện cho bằng được Vượt Rào và không quên trách móc Tiến Đạt vì đã dụ cô tham gia cuộc đua này.

Về phần Tiến Đạt, tuy tỏ ra rất vui vẻ để trấn an bạn gái nhưng kì thực anh chàng cũng rất lo lắng, bằng chứng là trong lúc Hari leo núi anh chàng dù bản thân mình không có đồ bảo hộ nhưng anh chàng vẫn cố gắng leo lên để Hari có thể nhìn thấy mình và yên tâm hơn

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

"Đại dịch" trốn đóng bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động sau khi nghỉ việc không giải quyết được quyền lợi vì doanh nghiệp trốn đóng BHXH (ảnh có tính minh hoạ). Ảnh: Lê Tuyết

Theo cơ quan BHXH Việt Nam, đến nay, số tiền các doanh nghiệp trốn đóng BHXH đã lên tới trên 7.800 tỉ đồng. Tình trạng trốn đóng BHXH đã phát triển thành "đại dịch" và các biện pháp xử lý hành chính như phạt tiền, trích tiền từ tài khoản doanh nghiệp sang tài khoản cơ quan BHXH, thậm chí là rút giấy phép tạm thời, vĩnh viễn đã được đưa ra, nhưng vẫn chưa ngăn chặn được sự lây lan.

Đã đến lúc cần có "thuốc" đặc trị cho "đại dịch" này.

Bài 1: Trốn đóng bảo hiểm xã hội tràn lan

Nhắc đến tình trạng doanh nghiệp (DN) trốn đóng BHXH, nhiều cán bộ ngành này thở dài ngao ngán, có chung nhận xét: Việc trốn đóng đã tràn lan và sẽ tiếp tục tăng thêm nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Nơi nào cũng thấy trốn đóng

Ông Lê Liêm - Giám đốc BHXH Q.7, TPHCM, đơn vị có số DN trốn đóng BHXH đứng đầu của TP - rầu rĩ thông báo: "Thống kê của BHXH Q.7, toàn quận có gần 668 DN trốn đóng hơn 91 tỉ đồng. Chỉ riêng các công ty taxi thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh đã trốn đóng trên 60 tỉ đồng. Số DN trốn đóng từ 1 tỉ đồng trở lên chiếm khoảng 13,5%".

Tại Q.Gò Vấp, TPHCM, ông Nguyễn Hùng Oanh - Giám đốc BHXH quận - cho biết, nếu chỉ tính riêng loại đã trốn đóng trên 6 tháng thì có 120 DN với số tiền 15,2 tỉ đồng. Còn loại trốn đóng trên 3 tháng với vài chục triệu, vài trăm triệu thì nhiều lắm. DN trốn đóng nhiều nhất là Cty TNHH vận tải Bình Minh, trốn đóng 11,3 tỉ đồng.

Một nguồn tin từ BHXH cho biết, đến nay không có quận, huyện nào của TP mà không có DN trốn đóng BHXH. Tổng số tiền mà các DN ở TP đã trốn đóng là trên 1.940 tỉ đồng, tăng 12,4% so với năm 2012 và đến cuối tháng 7.2013 chiếm 7,7% so với chỉ tiêu phải thu của toàn TP. Một số quận, huyện có tỉ lệ trốn đóng BHXH cao như: Q.7 chiếm 13,4%; huyện Bình Chánh 11,6%; Q.12 11,5%, Q.Tân Bình 11,2%...

Tại Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm - Trưởng phòng thu BHXH tỉnh - thông tin, toàn tỉnh có trên 5.500 DN, với số lao động là gần 573.000 người có tham gia BHXH.

Tính đến nay, đã có 676 DN trốn đóng từ 3 tháng trở lên với số tiền gần 113 tỉ đồng. "Quán quân" là Cty TNHH Hanul Line VN, trốn đóng hơn 3 năm qua số tiền 10,5 tỉ đồng. Còn theo báo cáo của Phòng thu BHXH tỉnh Bình Dương, đến hết quý II/2013, toàn tỉnh đã có 441 DN trốn đóng trên 6 tháng, số tiền 242,5 tỉ đồng, chiếm khoảng 3% tổng số phải thu.

Theo thống kê của BHXH VN, đến nay số tiền trốn đóng BHXH trong cả nước đã trên 7.800 tỉ đồng, nếu tính cả số trốn đóng BHYT (được thu cùng với BHXH) là 2.600 tỉ đồng nữa thì con số này là trên 10.400 tỉ đồng và hầu như tỉnh, thành nào cũng xảy ra tình trạng này.

Cần công khai DN trây ỳ

Lý giải về tình trạng để các DN trốn đóng BHXH lây lan như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, từ năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động, DN gặp khó khăn nên ỳ ra. Thực tế, các DN này hằng tháng NLĐ vẫn bị trích trừ tiền lương, nhưng DN không đóng cho cơ quan BHXH, NLĐ cũng không biết. Chỉ đến khi bị ốm đau, tai nạn hay nghỉ việc không được thanh toán chế độ, hỏi ra mới biết do DN trốn đóng BHXH.

Thế nhưng, do phụ thuộc việc làm hay nhiều điều kiện khách quan, NLĐ không dám khiếu nại, kiện cáo gì, hoặc có thì cũng rất ít mà hiệu quả cũng không cao.

Hàng chục ngàn lao động của Cty cổ phần Tập đoàn Mai Linh bị trốn đóng BHXH.

Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin về DN trốn đóng BHXH, biện pháp khả quan nhất là cần công khai việc tham gia BHXH. Từ nhiều năm trước, chúng tôi - những người làm báo trong lĩnh vực công nhân, công đoàn - đã góp ý, mỗi NLĐ khi tham gia BHXH đều được cấp một mã số riêng.

Cơ quan BHXH chỉ cần công khai trên mạng của hệ thống. Như thế, NLĐ ở bất cứ đâu có thể dễ dàng truy cập, biết mình được tham gia BHXH với thời gian bao lâu, mức lương thế nào. Nếu không được tham gia đầy đủ, chính họ sẽ là người gây sức ép với DN. Tiếc rằng, giải pháp này đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Một nguyên nhân khác là do rất nhiều DN dù đã "chết lâm sàng" (đã dừng hoạt động nhưng chưa giải thể), hoặc đã chuyển vùng, nhưng do cơ quan BHXH không nắm được nên vẫn kết chuyển số phải thu, góp phần tăng tổng số tiền trốn đóng BHXH. Và một lượng không nhỏ số tiền trốn đóng BHXH là "tiền ảo" vì lý do trên.

Ông Lê Liêm nhìn nhận, có khoảng gần 100 DN trong danh sách trốn đóng BHXH đã "mất tích", không xác minh được hiện ở đâu. Còn cơ quan BHXH - do là một đơn vị sự nghiệp, chỉ có quyền kiểm tra, do vậy rất hạn chế trong việc xác minh DN còn hoạt động hay không.

Thế nhưng, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc các DN trốn đóng BHXH tràn lan như hiện nay là các giải pháp về hành chính để ngăn chặn, phòng chống, răn đe, xử lý đã tỏ ra không hiệu quả.

Từ khoá: hiệu quả đồng bảo hiểm bhxh người lao động gia doanh nghiệp bảo hiểm xã hội lao động công ty cổ phần

Lỗ hổng quản lý, dân gánh hậu quả?

Chủ đầu tư bất động sản trốn:

> Ba xu hướng của thị trường bất động sản

> TPHCM: Nhiều dự án bất động sản tiếp tục giảm giá, khuyến mãi

TP - Theo các chuyên gia, để xảy ra tình trạng chủ đầu tư bất động sản (BĐS) ôm tiền bỏ trốn là do lỗ hổng quản lý. Người dân góp vốn cho dự án phải chịu mất trắng vì chưa có quy định xử lý.

Ngày càng nhiều dự án BĐS dừng thi công, có dự án chủ đầu tư bỏ trốn (Ảnh dự án Usilk City đã dừng thi công gần một năm nay).  Ảnh: LHV
Ngày càng nhiều dự án BĐS dừng thi công, có dự án chủ đầu tư bỏ trốn (Ảnh dự án Usilk City đã dừng thi công gần một năm nay). Ảnh: LHV.

Đầu tư kiểu "mỡ nó rán nó"

Mới nhất, rúng động khắp thế giới và khiến nhiều người góp vốn tại Việt Nam "chết chùm" có vụ ông Edward Chi (người Mỹ gốc Hoa), TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Minh Việt (Cty Minh Việt), ôm 400 tỷ đồng lặng lẽ rời Việt Nam không dấu tích. Không ai dám khẳng định 400 tỷ là con số cuối cùng, vì còn nhiều khách hàng chưa ra mặt dù đã góp vốn vào dự án Tricon Towers Hà Nội và The Bayview Towers (Hạ Long, Quảng Ninh) do Cty Minh Việt làm chủ đầu tư.

Ngoài sự việc ông chủ Cty Minh Việt biến mất khỏi Việt Nam, nhiều chủ DN FDI bỏ trốn đã bộc lộ kẽ hở trong quy định pháp luật hiện hành. Hiện chưa có quy định nào để xử lý những trường hợp chủ bỏ trốn và tài sản để lại.

 "Các DN đầu tư nước ngoài thường có các dự án vị trí đất đẹp, vì tiềm lực của nhà đầu tư nước ngoài thường mạnh hơn các DN trong nước"  

ÔngLương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh Group

"Tình trạng chủ DN FDI bỏ trốn đã có từ nhiều năm trước, nhưng đang tăng đáng báo động. Điều này là do lỗ hổng quản lý, các DN hoạt động nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan nhà nước. Dù nhiều cấp, ngành quản lý, tưởng chặt nhưng lại lỏng lẻo. Không ai nắm chắc được diễn biến hoạt động của DN", TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) nhận định. Với chủ DN BĐS bỏ trốn (dự án đã huy động vốn từ khách hàng), theo ông Thắng, thiệt hại người dân phải tự chịu, vì chưa có quy định.

"Chuyện này tất nhiên có một phần lỗi từ phía người dân, khi thị trường BĐS sôi động, lời nhiều nên mua theo phong trào, không tìm hiểu kỹ chủ đầu tư", ông Thắng nói.

GS.TSKH Nguyễn Mai, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư Nước ngoài (VAFIE) cho rằng, để dẫn tới tình trạng trên do khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nước. "Quản lý chồng chéo, trong khi quy định lại thiếu, nên khi xảy ra chuyện, không ai chịu trách nhiệm. Đặc biệt với BĐS, vốn DN bỏ nhiều cũng chỉ 30%; phần còn lại là huy động từ khách hàng theo kiểu mỡ nó rán nó. Thuế nhà nước thu được không bao nhiêu, hậu quả người dân và xã hội lãnh đủ", GS Mai nói.

TS. Trần Du, nguyên Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Bắc (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay, các chuyên gia đã nói nhiều về vấn đề này, nhưng cơ quan quản lý ít quan tâm. Giờ hậu quả nghiêm trọng mới để ý tới. "Người dân đã nộp tiền vào dự án giờ phải chịu, có kiện cũng khó. Vì quy định việc xử lý chủ DN FDI bỏ về nước chưa có", ông Du nói. Theo ông Du, việc bổ sung quy định của ta hiện quá chậm. Lẽ ra trong Luật Đầu tư Nước ngoài đã phải tính trước những trường hợp kể trên, rút kinh nghiệm từ các nước khác hoặc khi có dấu hiệu phải có văn bản quy định bổ sung.

Phải ký quỹ, mua bảo hiểm

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, các quy định của pháp luật chưa lường hết hành vi lừa đảo, chưa đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của vấn đề này, nên thiếu quy định, nhiều lỗ hổng. Cũng theo chuyên gia này, việc quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý cũng khó, vì quản lý chồng chéo. "Có tình trạng, khi xảy ra chuyện, không quy trách nhiệm được cho ai. Giải pháp hiện nay có thể bắt chủ doanh nghiệp ký quỹ, hoặc mua bảo hiểm cho dự án để giảm thiệt hại khi có sự cố", ông Doanh nói.

Theo GS. Nguyễn Mai, cần có biện pháp phòng ngừa với DN có tính chất vi phạm pháp luật như ông chủ Cty Minh Việt. "Ký quỹ cũng là một cách tốt, nhưng chỉ dùng cho nhà đầu tư nước ngoài ít tin cậy, năng lực kém", GS. Mai nói. Vì theo ông, nếu áp dụng cho tất cả DN FDI sẽ làm giảm sức hút của môi trường đầu tư Việt Nam. Giải pháp quan trọng nhất theo vị này là công tác giám sát, theo dõi hoạt động thường ngày của DN, để phát hiện kịp thời nếu có động thái bỏ trốn.

Luật sư Phạm Liêm Chính (TS Luật quốc tế), đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, theo luật pháp phải có hợp tác tư pháp quốc tế giữa Việt Nam và chính phủ các nước nơi nhà đầu tư cư trú, mới có thể bắt buộc nhà đầu tư thực hiện biện pháp cưỡng chế đền bù thiệt hại. Còn hiện nay, chủ DN bỏ về nước cũng không làm gì được. "Việc khuyến khích đầu tư quá dễ dãi sẽ dẫn tới hậu quả khó lường. Cần bổ sung quy định để kiểm soát, xử lý vấn đề phát sinh. Thậm chí ký quỹ, buộc mua bảo hiểm dự án... Còn hiện nay cơ bản là người dân mất trắng", luật sư Chính nói.

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hết tháng 5/2013, cả nước đã có 518 doanh nghiệp FDI vắng chủ, với tổng số vốn đăng ký 903 triệu USD. Theo GS. Nguyễn Mai, số DN bỏ trốn chiếm khoảng 5% trên tổng số 12.000 DN FDI đang hoạt động (chiếm 1% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện từ năm 1987 đến nay).

Lê Hữu Việt

Từ khoá: quản lý nhà nước góp vốn thiệt hại chuyên gia bão pháp luật gia mua bảo hiểm quy định việt nam kế hoạch giảm thiệt hại trách nhiệm luật đầu tư nước ngoài đền bù thiệt hại người dân nhà nước bảo hiểm khách hàng bất động sản động sản luật sư